| Hotline: 0983.970.780

Mỗi container hồ tiêu kẹt ở Nepal đã ngốn của doanh nghiệp 16.000 - 17.000 USD

Thứ Ba 14/07/2020 , 16:59 (GMT+7)

58 container hồ tiêu Việt Nam bị kẹt ở Nepal đang khiến các doanh nghiệp chịu tổn thất lớn qua từng ngày...

Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam. Ảnh: Mekong Trails.

Thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam. Ảnh: Mekong Trails.

Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 58 container hồ tiêu bị mắc kẹt ở Nepal, chủ yếu vận chuyển qua các hãng tàu như: One line, Maersk line, OOCL, RCL và ZIM line.

Một doanh nghiệp có container (cont) bị kẹt, cho biết, sau khi cont hàng đến cảng, hãng tàu sẽ cho nằm miễn phí từ 7-10 ngày, sau đó áp dụng tính phí theo tariff.

Cụ thể: phí lưu cont, lưu bãi cho cont 40 feet là 70 USD/cont/ngày cho tuần đầu, tuần thứ 2 là 100 USD/cont/ngày, từ tuần thứ 3 trở đi là 170 USD/cont/ngày. Như cách tính ở trên, với thời gian lưu bãi khoảng trên 3 tháng thì số tiền phải trả cho 1 cont 40 feet là khoảng 16.000-17.000 USD.

Biết được những khó khăn trên của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, ngày 26/6/2020 Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế kết hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, đã gửi văn bản tới các hãng tàu đề nghị hỗ trợ giảm tối đa tiền phí lưu cont, lưu bãi giúp đỡ các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến nay, các hãng tàu vẫn chưa có phản hồi gì. Điều này càng làm cho các doanh nghiệp thêm lo lắng cho rằng các hãng tàu không hỗ trợ.

Một doanh nhân ngành hàng hồ tiêu cho rằng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các hãng tàu đều là các nạn nhân của vụ việc 58 cont hồ tiêu Việt Nam đang bị kẹt ở Nepal.

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp có cont hồ tiêu bị kẹt đã phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Bộ Công Thương, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam ... gõ cửa các cơ quan công quyền ở Nepal với mục đích để kéo các cont hàng này ra.

Việc các doanh nghiệp nỗ lực, cố gắng cứu các cont mắc kẹt trước tiên là tự cứu mình, đồng thời cũng là giúp cho các hãng tàu. Bởi hàng không ra thì các cont cứ nằm “chết” tại đó và hãng tàu cũng không thể luân chuyển vỏ cont đi được.

Một doanh nhân khác cho biết thêm “Tại thời điểm chúng tôi book tàu, hãng tàu chào giá trong trường hợp doanh nghiệp mua thêm phí lưu cont, lưu bãi tại cảng Birgunj-Nepal thì họ tính 70 USD/cont/7 ngày. Như thế tính ra chi phí khoảng 10 USD/ngày và với mức giá này thì hãng tàu vẫn có lợi nhuận. Nay, vì lệnh cấm bất khả kháng của chính phủ Nepal, họ biết chúng tôi gặp vô vàn khó khăn mà lại vẫn áp thu phí tới 170 USD/ngày. Doanh nghiệp xuất khẩu là khách hàng của hãng tàu, nếu chúng tôi phá sản doanh nghiệp thì hãng tàu lấy đâu ra hàng mà chở. Theo tôi hãng tàu phải giảm đến 95% phí lưu cont thì mới hợp lý. Với mức giảm đó hãng tàu cũng không bị thiệt hại gì”.

Như vậy, tính đến thời điểm này các nhà xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có lô hàng bị kẹt ở Nepal đã bị tổn thất rất nặng nề. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, nền kinh tế thế giới suy giảm, các doanh nghiệp Việt Nam đang rất cần sự chia sẻ gánh nặng chi phí dịch vụ từ phía các hãng tàu để giúp doanh nghiệp xuất khẩu phần nào vượt qua khó khăn.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị các Bộ, ngành liên quan có các biện pháp tác động để các hãng tàu chia sẻ gánh nặng này cùng với doanh nghiệp.

Xem thêm
Khởi công Trung tâm Thương mại AEON Hải Dương

Ngày 19/4, UBND tỉnh Hải Dương, Tập đoàn AEON Việt Nam khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON Hải Dương, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thay đổi điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thay đổi về điều kiện và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hỗ trợ người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn là động lực để người lao động tái nhập thị trường lao động.

Nestlé khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.