| Hotline: 0983.970.780

Kiếm bộn tiền với cây phúc bồn tử trồng theo hướng hữu cơ

Thứ Năm 03/02/2022 , 14:26 (GMT+7)

Phúc bồn tử được gia đình ông Nguyễn Nam ở Đà Lạt sản xuất theo hướng hữu cơ và cho kết quả cao. Mỗi kg sản phẩm, ông bán với giá 400.000 đồng.

Trong 3.000m2 vườn, gia đình ông Nguyễn Nam ở đường Cao Bá Quát (phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) phát triển 1.000m2 phúc bồn tử và 2.000m2 rau sạch.

Trong 3.000m2 vườn, gia đình ông Nguyễn Nam ở đường Cao Bá Quát (phường 7, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) phát triển 1.000m2 phúc bồn tử và 2.000m2 rau sạch.

Ông Nguyễn Nam chia sẻ, phúc bồn tử hay còn gọi là dâu rừng được gia đình ông nhập giống về trồng từ 2 năm trước. Đến nay, cây phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu Đà Lạt nên phát triển mạnh và cho thu hoạch đều đặn.

Ông Nguyễn Nam chia sẻ, phúc bồn tử hay còn gọi là dâu rừng được gia đình ông nhập giống về trồng từ 2 năm trước. Đến nay, cây phù hợp điều kiện đất đai, khí hậu Đà Lạt nên phát triển mạnh và cho thu hoạch đều đặn.

Theo chủ vườn, phúc bồn tử là cây trồng mới và có giá trị kinh tế cao. 'Hiện nay, gia đình đang liên kết với một doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ và phát triển du lịch canh nông. Gia đình mở cửa cho khách vào vườn tham quan và để họ hái trái cây, trải nghiệm công việc ở nông trại', ông Nguyễn Nam thổ lộ.

Theo chủ vườn, phúc bồn tử là cây trồng mới và có giá trị kinh tế cao. "Hiện nay, gia đình đang liên kết với một doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ và phát triển du lịch canh nông. Gia đình mở cửa cho khách vào vườn tham quan và để họ hái trái cây, trải nghiệm công việc ở nông trại", ông Nguyễn Nam thổ lộ.

Với 1.000m2 phúc bồn tử, mỗi ngày gia đình ông Nam thu hoạch 7kg trái. Số lượng này được ông cung cấp cho đối tác và khách du lịch gần xa.

Với 1.000m2 phúc bồn tử, mỗi ngày gia đình ông Nam thu hoạch 7kg trái. Số lượng này được ông cung cấp cho đối tác và khách du lịch gần xa.

'Mỗi kg phúc bồn tử hiện có giá trên 400.000 đồng và du khách rất ưa chuộng', ông Nam nói.

"Mỗi kg phúc bồn tử hiện có giá trên 400.000 đồng và du khách rất ưa chuộng", ông Nam nói.

Để đảm bảo sản phẩm sạch và tươi ngon, gia đình ông Nam kiểm soát khâu chăm sóc kỹ lưỡng. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những loại thuộc danh mục hữu cơ, vi sinh. 

Để đảm bảo sản phẩm sạch và tươi ngon, gia đình ông Nam kiểm soát khâu chăm sóc kỹ lưỡng. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những loại thuộc danh mục hữu cơ, vi sinh. 

Phúc bồn tử có thân khá mềm nên người trồng phải sử dụng hệ thống cọc chống và dây thép để làm giàn cho cây leo.   

Phúc bồn tử có thân khá mềm nên người trồng phải sử dụng hệ thống cọc chống và dây thép để làm giàn cho cây leo.   

Ông Nguyễn Nam thổ lộ: 'Phúc bồn tử cho thu hoạch quanh năm nên mùa nào vườn tôi cũng có sản phẩm để bán. Trường hợp trái tươi tiêu thụ không hết thì tôi chuyển cho đối tác sản xuất nước cốt, rượu vang'.

Ông Nguyễn Nam thổ lộ: "Phúc bồn tử cho thu hoạch quanh năm nên mùa nào vườn tôi cũng có sản phẩm để bán. Trường hợp trái tươi tiêu thụ không hết thì tôi chuyển cho đối tác sản xuất nước cốt, rượu vang".

Ở Đà Lạt, phúc bồn tử phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đặc biệt ít sâu bệnh nên dễ trồng.

Ở Đà Lạt, phúc bồn tử phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đặc biệt ít sâu bệnh nên dễ trồng.

Sau 2 năm chăm sóc, gia đình ông Nam chỉ ghi nhận cây bị giảm năng suất vào những lúc giao mùa. Hoặc một số ít trái chín bị dập do những lúc trời nắng, nhiệt độ trong nhà kính lên quá cao.

Sau 2 năm chăm sóc, gia đình ông Nam chỉ ghi nhận cây bị giảm năng suất vào những lúc giao mùa. Hoặc một số ít trái chín bị dập do những lúc trời nắng, nhiệt độ trong nhà kính lên quá cao.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, gia đình ông Nam đang hướng đến đầu tư cơ sở hạ tầng để tập trung chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. 

Để nâng cao giá trị sản phẩm, gia đình ông Nam đang hướng đến đầu tư cơ sở hạ tầng để tập trung chế biến, đa dạng hóa sản phẩm. 

'Thời gian tới, gia đình tiếp tục mở rộng thị trường và tập trung phát triển ổn định 1.000m2 phúc bồn tử. Những năm sau, khi thị trường ổn định, việc sản xuất và chế biến đi vào nề nếp tôi sẽ mở rộng thêm diện tích', chủ vườn Nguyễn Nam thổ lộ.

"Thời gian tới, gia đình tiếp tục mở rộng thị trường và tập trung phát triển ổn định 1.000m2 phúc bồn tử. Những năm sau, khi thị trường ổn định, việc sản xuất và chế biến đi vào nề nếp tôi sẽ mở rộng thêm diện tích", chủ vườn Nguyễn Nam thổ lộ.

Xem thêm
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 (số 416)

Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 có một số nội dung đáng chú ý sau: Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn; Dự kiến cắt giảm các điều kiện liên quan đến đất đai; OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế.

Tọa đàm: Giá trị khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Tái cấu trúc ngành trái cây: Bứt phá từ công nghệ đến thị trường

Xuất khẩu trái cây Việt Nam đạt kỷ lục hơn 7 tỷ USD trong năm 2024, mở ra cơ hội lớn để vươn tầm thế giới. Nhưng để vượt qua thách thức và cạnh tranh sòng phẳng, ngành cần một cuộc cách mạng toàn diện trong công nghệ, liên kết và chất lượng chuỗi giá trị.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất