| Hotline: 0983.970.780

Hơn 100 dự án ở Lạng Sơn chậm tiến độ

Thứ Ba 29/04/2025 , 16:07 (GMT+7)

Lạng Sơn Kết quả kiểm tra của ngành chức năng Lạng Sơn cho thấy, trên địa bàn tỉnh này có hơn 100 dự án chậm tiến độ.

Chậm do giải phóng mặt bằng, thiếu thủ tục pháp lý

Theo Báo cáo của Sở Tài chính Lạng Sơn, nhóm dự án chậm tiến độ gồm: 13 dự án đầu tư công; 4 dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và 86 các dự án đầu tư ngoài ngân sách.

Riêng đối với 13 dự án đầu tư công chậm tiến độ, qua kiểm tra cho thấy, các dự án này đều sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, với tỷ lệ hoàn thành trung bình dao động từ 10% đến 97%.

Qua kiểm tra của ngành chức năng, trên bàn Lạng Sơn hiện có hơn 100 dự án chậm tiến độ. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Qua kiểm tra của ngành chức năng, trên bàn Lạng Sơn hiện có hơn 100 dự án chậm tiến độ. Ảnh: Hoàng Nghĩa.

Sự chậm trễ của các dự án này chủ yếu là do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý như: báo cáo đánh giá tác động môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất/rừng, ảnh hưởng của thiên tai và thiếu vốn hoặc chậm giải ngân.

“Trách nhiệm chậm trễ chủ yếu thuộc về các chủ đầu tư là UBND huyện, Ban Quản lý dự án do chưa quyết liệt trong giải phóng mặt bằng, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục pháp lý, và chưa quản lý, điều hành hiệu quả.” – báo cáo của Sở Tài chính chỉ rõ.

Theo Sở Tài chính Lạng Sơn, có một số nguyên nhân chính dẫn đến các dự án đầu tư công, dự án PPP, các dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ, trong đó nguyên nhân khách quan là do vướng mắc về thủ tục pháp lý như quy hoạch, đất đai; thiếu vốn đầu tư do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; Thủ tục hành chính kéo dài; Giải phóng mặt bằng chậm; Công tác thỏa thuận đất với các hộ dân gặp khó khăn; Thiếu chỉ tiêu sử dụng đất nên không thực hiện được;

Nguyên nhân chủ quan là do một số dự án đầu tư công chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất/rừng, gây chậm trễ trong triển khai và quyết toán; Năng lực tài chính và quản lý của nhà đầu tư yếu; Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý và nhà đầu tư.

Yêu cầu khắc phục vi phạm trong 6 tháng 

Qua kiểm tra, đối với nhóm dự án đầu tư công, Sở Tài chính đề xuất, kiến nghị UBND tỉnh Lạng Sơn giao sở, ngành, các địa phương liên quan thực hiện một số công việc như: tập trung giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, chủ trì phối hợp với chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục môi trường và chuyển đổi mục đích sử dụng đất/rừng; hỗ trợ nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục pháp lý; xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí còn thiếu và đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn…

Riêng đối với nhóm dự án đầu tư ngoài ngân sách chậm tiến độ do chủ quan của nhà đầu tư, Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh giao Sở này phối hợp với các sở, ngành và địa phương tăng cường giám sát, yêu cầu nhà đầu tư khắc phục vi phạm trong thời hạn tối đa 6 tháng (đến 30/9/2025). Nếu không khắc phục, cần áp dụng biện pháp ngừng, chấm dứt hoạt động theo Điều 47 và Điều 48 Luật Đầu tư.

Đoàn kiểm tra của tỉnh Lạng Sơn kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Chi Lăng. Ảnh: Khánh Ly.

Đoàn kiểm tra của tỉnh Lạng Sơn kiểm tra một số dự án trên địa bàn huyện Chi Lăng. Ảnh: Khánh Ly.

Còn nhóm chậm tiến độ do các nguyên nhân khác như vi phạm quy định, dẫn đến chấm dứt/ngừng hoạt động, thiếu vốn..., Sở Tài chính kiến nghị xử lý vi phạm hành chính, thực hiện quy trình ngừng, chấm dứt hoạt động dự án trong trường hợp nhà đầu tư không khắc phục được điều kiện ngừng.

Để nâng cao hiệu quả quản lý các dự án, Sở Tài chính đề xuất tăng cường giám sát, thanh tra định kỳ đối với tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, bắt đầu từ quý II/2025, nhằm đảm bảo các dự án được triển khai đúng tiến độ và tuân thủ quy định pháp luật.

Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Quyết định số 475/QĐ-UBND thành lập 4 Tổ công tác d kiểm tra, chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý đối với các dự án trên địa bàn tỉnh. Việc kiểm tra nhằm nhận diện các dự án không khả thi để đề xuất chấm dứt hoặc ngừng hoạt động, từ đó tránh lãng phí tài nguyên đất đai và nguồn lực đầu tư; xác định các nguyên nhân chậm trễ để đề xuất các biện pháp khắc phục.

Xem thêm
‘Hồi sinh’ các dự án treo

Những nghị quyết đặc thù về đất đai đang từng bước ‘hồi sinh’ các dự án bất động sản chậm triển khai.

Đầu tư dự án Khu đô thị hỗn hợp TP Nha Trang hơn 17.330 tỷ đồng

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có quy mô sử dụng đất hơn 226 ha thuộc xã Vĩnh Thái và phường Phước Long, TP. Nha Trang.

Danko Riverside: Kỷ lục sống mới, niềm kiêu hãnh của Bắc Giang

Danko Riverside đang từng bước ghi dấu những 'kỷ lục' ấn tượng, góp phần nâng tầm vị thế Bắc Giang trên bản đồ bất động sản Việt Nam.

Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch khu đô thị An Phú - An Khánh

TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với Khu đô thị An Phú - An Khánh, TP Thủ Đức.

Đề xuất hoạt động cho thuê căn hộ ngắn ngày tại TP.HCM

Sở Xây dựng TP.HCM vừa có văn bản lấy ý kiến về đề xuất mô hình lưu trú ngắn ngày trong nhà chung cư.