| Hotline: 0983.970.780

Hậu Lộc đã có mắm tôm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

Thứ Hai 12/01/2009 , 14:00 (GMT+7)

Một số thị trường nước ngoài đầu tiên của thương hiệu "Mắm tôm Hậu Lộc" là Nga và Đông Âu...

Mắm tôm Hậu Lộc (Thanh Hoá) đã có danh tiếng từ lâu trên thị trường trong nước. Số cơ sở/hộ gia đình làm nghề dao động từ 50-70, hàng năm chế biến tiêu thụ khoảng từ 900 tấn đến 1.500 tấn. Do sản xuất ở quy mô hộ gia đình manh mún, nhỏ lẻ, khâu quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào, kiểm soát quá trình chế biến không chặt chẽ, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều giữa các lô hàng bán ra làm cho danh tiếng sản phẩm bị mai một.

Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ chế biến mắm tôm truyền thống tại Hậu Lộc đạt tiêu chuẩn xuất khẩu” do Sở KH-CN tỉnh Thanh Hóa cấp kinh phí, UBND huyện Hậu Lộc thành lập Ban quản lý dự án chủ trì, Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch phát triển thủy sản - Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản là cơ quan tư vấn.

Theo tiến sĩ Trần Thị Dung (Trung tâm Tư vấn và Quy hoạch Phát triển Thủy sản), nhìn chung điều kiện đánh bắt, chế biến, vận chuyển bảo quản mắm tôm ở Hậu Lộc trong thời gian qua chưa bảo đảm vệ sinh, công nghệ bảo quản nguyên liệu moi sau đánh bắt chưa được chú trọng, dẫn đến chất lượng mắm tôm Hậu Lộc chưa đạt chất lượng bán tại các siêu thị hoặc xuất khẩu.

Dự án đã triển khai các lớp tập huấn cho những người dân đánh bắt moi và chế biến mắm tôm của các xã ven biển Hậu Lộc như Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hòa Lộc, Minh Lộc. Những người dân tham gia đánh bắt moi và chế biến mắm tôm Hậu Lộc được nghe phổ biến các kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, giới thiệu các chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm theo GMP, SSOP, HACCP; về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể; trực tiếp tham gia thảo luận về quy trình đánh bắt, bảo quản và vận chuyển moi; quy trình chế biến mắm tôm Hậu Lộc; tiêu chuẩn mắm tôm Hậu Lộc; dưới sự hướng dẫn của chuyên gia về công nghệ chế biến thủy sản và bảo đảm an toàn thực phẩm. Quy trình chế biến mắm tôm Hậu Lộc truyền thống của địa phương đã được cải tiến một số công đoạn...

Chương trình quản lý chất lượng theo HACCP đã được hướng dẫn áp dụng cho Cty Chế biến hải sản Hòa Hải. Chủ cơ sở đã xây dựng cơ sở chế biến theo hướng dẫn của Trung tâm TV&QHPTTS và triển khai áp dụng chương trình HACCP. Ngoài ra Trung tâm TV&QHPTTS đã tư vấn cho Ban quản lý dự án của huyện Hậu Lộc lập bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Mắm tôm Hậu Lộc”. Hồ sơ đã được Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH-CN tiếp nhận và sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đánh giá và cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Ban quản lý dự án đã thuê thiết kế bao bì, nhãn sản phẩm cho mắm tôm Hậu Lộc, gửi sản phẩm đi chào hàng ở Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và thông qua các Công ty xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga và Đông Âu. Khách hàng đã chấp nhận và đặt mua sản phẩm. Cho đến nay, Công ty Chế biến hải sản Hòa Hải đã xuất bán 45 tấn sản phẩm được chế biến theo quy trình công nghệ đề xuất.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Trấn Yên trồng các giống sen mới để phát triển du lịch

YÊN BÁI Huyện Trấn Yên (Yên Bái) mở rộng diện tích trồng các giống sen mới như Super, Quan Âm trắng... nhằm tạo cảnh quan phát triển du lịch, tăng thu nhập cho người dân.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng tại Vườn quốc gia Bạch Mã

HUẾ Việc diễn tập nhằm nâng cao tính chủ động, sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) tại Vườn quốc gia Bạch Mã trong thời gian tới.