| Hotline: 0983.970.780

Đường nhập lậu vẫn vào Việt Nam với khối lượng lớn

Thứ Tư 22/09/2021 , 09:15 (GMT+7)

Bất chấp dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở Nam bộ, đường nhập lậu vẫn vào Việt Nam với khối lượng lớn qua biên giới Tây Nam.

Lực lượng QLTT phát hiện lô đường do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ. Ảnh: QLTT Thừa Thiên - Huế.

Lực lượng QLTT phát hiện lô đường do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ. Ảnh: QLTT Thừa Thiên - Huế.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong tháng 8/2021, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng tại các tỉnh biên giới Tây Nam bộ, đường nhập lậu vẫn được tuồn vào nội địa với khối lượng lớn.

Thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cho thấy, thời gian qua, đường nhập lậu qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng các địa phương đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vận chuyển trái phép đường nhập lậu.

Ban Chỉ đạo 389 Thừa Thiên - Huế cho biết, ngày 5/8 lực lượng quản lý thị trường (QLTT) Thừa Thiên Huế phát hiện 2 tấn đường kính trắng đựng trong các bao tải, đều do nước ngoài sản xuất và không có hóa đơn chứng từ.

Tại Quảng Trị, ngày 22/7 trong lúc đang thi hành nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chống buôn lậu trong địa bàn hoạt động hải quan, Tổ tuần tra - Đội Kiểm soát Hải quan tỉnh Quảng Trị qua khám phương tiện ô tô tải biển kiểm soát số 75C-036.19, phát hiện 2,5 tấn đường trắng không có chứng từ hợp pháp.

Ngày 9/8, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị tiếp tục phát hiện, bắt giữ, xử lý vụ vận chuyển 3,5 tấn đường kính trắng, 50 kg/bao, ghi do Thái Lan sản xuất.

Ngày 4/8 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự buôn lậu xảy ra tại Công ty TNHH sản xuất thương mại, xuất nhập khẩu Thúy Anh (tọa lạc ấp Đông Biên, xã Tân Đông, huyện Tân Châu) với hành vi “núp bóng” công ty xuất nhập khẩu, buôn lậu hơn 170 tấn đường cát, trị giá hơn 3 tỷ đồng. Qua điều tra cho thấy, toàn bộ số đường cát được công ty này nhập từ Campuchia vào Việt Nam để phân phối.

Tại TP.HCM, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ hơn 140 tấn đường cát không rõ nguồn gốc với tổng trị giá lô hàng khoảng hơn 2 tỷ đồng, được chở trên 3 xe tải và container khi các phương tiện đang đậu ở quận Bình Tân và huyện Hóc Môn. Được biết, các tài xế chở hàng vi phạm khai nhận, đường cát được chở từ tỉnh Bình Dương, Đồng Nai lên TP.HCM.

Trong khi đó, đối chiếu số liệu nhập khẩu đường từ Campuchia vào Việt Nam (của Tổng cục Hải quan) và số liệu nhập khẩu đường Thái Lan vào Campuchia (của OCSB Thái Lan) trong cùng thời gian sẽ thấy có chênh lệch lớn.

Cụ thể, từ tháng 10/2020 đến tháng 5/2021, lượng đường từ Campuchia nhập khẩu vào Việt Nam là 126.410 tấn. Cũng trong thời gian nói trên, lượng đường từ Thái Lan nhập khẩu vào Campuchia là 364.942 tấn.

VSSA cho rằng, một điều chắc chắn là Campuchia nhập khẩu đường Thái Lan không để tiêu dùng trong nước mà chủ yếu để đưa sang Việt Nam (chính ngạch và nhập lậu).

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết đã yêu cầu các lực lượng chức năng thực hiện tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh, bắt giữ và xử lý các hành vi buôn lậu, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với mặt hàng đường cát nhập khẩu trên thị trường.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng đề xuất đưa yêu cầu truy xuất nguồn gốc mặt hàng đường thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi cơ sở sản xuất chế biến đường. Theo đó, hệ thống này cần kết hợp với công nghệ như sử dụng mã QR nhằm kiểm tra tính hợp pháp và xuất xứ hàng hóa một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Nestlé kỷ niệm 30 năm thành lập và khởi động dự án 75 triệu USD

Đồng Nai Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng khẳng định sự kiện này là dấu mốc quan trọng không chỉ đối với Nestlé, mà còn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.