Đường Lâm: Làng cổ được ví như 'Bảo tàng lối sống nông nghiệp'
Thứ Hai 21/12/2020 , 10:28 (GMT+7)Nếu coi hai phố cổ Hà Nội và Hội An là “Bảo tàng lối sống đô thị” thì làng cổ ở Đường Lâm lại là nơi được ví như “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 50km, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng cổ ở Bắc Bộ với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình … và đặc biệt là 956 ngôi nhà truyền thống.
Cổ ấp ngàn năm tuổi này được coi là ngôi làng đại diện tiêu biểu cho một mô hình nông thôn hoàn chỉnh của Đồng bằng Bắc Bộ, nơi khiến du khách đến thăm ví von là “Bảo tàng lối sống nông nghiệp”.

Làng cổ ở Đường Lâm ngoài các điểm tham quan tiêu biểu, các giá trị nổi bật du khách thường thăm nơi trú sinh sống của bao thế hệ người dân làng cổ là những ngôi nhà có tuổi đời vài thế kỷ. Đình làng Mông Phụ nằm ngay trung tâm làng cổ được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn, rồng bay. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng.

Tập trung nhiều nhà cổ nhất là ở thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh, nơi có những ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850... Nếu căn nhà cổ bằng gỗ có tuổi đời 369 năm thuộc sở hữu của gia đình ông Nguyễn Văn Hùng (51 tuổi, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) được coi là cổ nhất thì chỉ ít hơn 69 năm tuổi là căn nhà của gia đình ông Hà Hữu Thể (xóm Xui, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm).
Căn nhà ông Hà Hữu Thể được xếp hạng là nhà cổ loại I nằm ngay gần đình làng Mông Phụ. Ngôi nhà cổ ở được, đến nay là 13 đời gồm có 7 gian, hoàn toàn sử dụng mộng, không sử dụng đinh sắt để liên kết các chi tiết với nhau. Mái nhà lợp ngói ri, nền nhà lát gạch đất nung, tường nhà bằng đá ong, rui, mè bằng gỗ.

Ẩn sâu trong những ngôi nhà cổ là các phong tục tập quán, tín ngưỡng, gia phong, được truyền từ nhiều đời nay.

Cùng với ngôi nhà cổ kính hằng trăm tuổi, Đường Lâm còn nổi tiếng là nơi vẫn còn lưu giữ những nghề truyền thống như làm tương, có từ hàng ngàn năm nay và nhà nào cũng có ít nhất vài chum tương ở góc sân nhà.

Nguyên liệu chủ yếu của tương Đường Lâm là ngô, đỗ hoặc gạo nếp. Đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình và là đặc sản dành cho du khách khi về thăm di tích làng cổ Đường Lâm.

Ngoài nhà ông Hà Hữu Thể, nhiều căn nhà cổ khác ẩn mình giữa thôn xóm, phủ màu vàng nắng trên ngói vẩy cá đặc trưng mà tuổi đời cũng phải vài thế kỉ như nhà cụ Thiết. Theo cụ bà 95 tuổi, chủ nhà thì ngôi nhà cổ này được xây dựng từ các vật liệu đặc trưng của xứ Đoài xưa như gỗ quý, gạch bát tràng, gạch chỉ, thẻ , đá xanh, tảng, đá ong…

Mái ngói nhà ông Hà Hữu Thể được lợp xuôi võng xuống theo hình cánh diều và được xếp nhiều lượt dày tới 20cm.

Phía ngoài hiên nhà cụ Thiết được lát gạch Bát Tràng với các hàng cột gỗ (cao khoảng 1,7m) chạy ngang từ đầu nhà đến cuối nhà. Chân các cột cái, cột quân, cột hiên bằng đá tròn.

Ngày cuối tuần, sẽ là thiếu sót nếu những ai thích những chuyến du ngoạn ven đô mà bỏ qua Đường Lâm, nơi đưa ta trở về với làng quê bình yên, trở về với những ký ức cổ kính hàng trăm năm tuổi. Dấu chân của du khách nhí trên những con đường lát gạch với những bức tường in dấu thời gian ở Đường Lâm ngày cuối tuần…

… một không gian đậm hồn làng Việt từ những bức tường, lối đi lát gạch nghiêng đến những bức tường đá ong màu vàng sụm nổi bật… ở nơi được mệnh danh là một trong những ngôi làng cổ nhất miền Bắc.
tin liên quan

Gạo Ngọc Nương 9 nấu tại ruộng, nông dân trải nghiệm khen 'rất ngon'
Hải Phòng Ngay tại cánh đồng vừa thu hoạch, bà con được thưởng thức cơm nấu từ giống lúa mới Ngọc Nương 9 và đều tấm tắc khen thơm, dẻo, cực ngon.

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Sáng 26/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ 25-27/5.

Hình ảnh lũ hiếm gặp cuối tháng 5 tại Hà Tĩnh
Đến trưa 25/5, cơn lũ lịch sử, sớm bất thường, vẫn chưa rút hết. Nhiều tài sản, gia súc, gia cầm, lúa vụ xuân của nông dân Hà Tĩnh bị nước nhấn chìm, cuốn trôi.

TP.HCM tổ chức lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Sáng 24/5, tại Hội trường Thống Nhất (quận 1, TP.HCM), đông đảo người dân cùng các đoàn đại biểu đã trang nghiêm dự lễ viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Thả nhiều cá thể gà lôi trong ngày Quốc tế Đa dạng sinh học
Ninh Bình Sáng 22/5, tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học tổ chức tại Vườn quốc gia Cúc Phương, 8 cá thể gà lôi đã được thả về thiên nhiên.

Cua xe tăng - loài cua cạn lớn nhất Việt Nam
Bà Rịa - Vũng Tàu Không phải rùa biển hay cá heo quý hiếm mà cua xe tăng - loài cua cạn lớn nhất Việt Nam khiến du khách say mê mỗi khi đến Côn Đảo.