Cận cảnh đập dâng đầu tiên để điều tiết mực nước sông Tô Lịch
Thứ Sáu 25/07/2025 , 13:37 (GMT+7)Đập dâng đầu tiên trên sông Tô Lịch khởi công từ giữa tháng 2/2025, tại khu vực hạ lưu sông, thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cũ, nay là phường Thanh Liệt, Hà Nội.

Hà Nội đang triển khai các giải pháp nhằm cải tạo môi trường sông Tô Lịch, với trọng tâm là việc xây dựng hệ thống đập dâng giúp giữ nước và điều tiết dòng chảy. Công trình đầu tiên được thực hiện tại khu vực cầu Quang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì cũ) phường Thanh Liệt với mục tiêu hồi sinh con sông huyết mạch của Thủ đô.

Đập dâng đầu tiên được xây trên sông Tô Lịch đang được khẩn trương hoàn thành kết cấu bê tông ở phần lòng đập và xung quanh. Trong lòng đập dâng, các đơn vị thi công đang huy động máy móc, nhân lực để làm sàn và bê tông bao quanh. Để thi công đập, đơn vị xây lắp đã dựng tường thép bao quanh khu vực đập nhằm ngăn nước tràn vào công trường và dành khoảng 8 m lòng sông cho nước lưu thoát.

Chủ đầu tư của công trình là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp Thành phố Hà Nội. Nhà thầu thi công là Công ty CP Xây dựng, dịch vụ và thương mại 68. Đập dâng không chỉ là giải pháp kỹ thuật nhằm giữ mực nước ổn định cho sông Tô Lịch quanh năm, mà còn có chức năng điều tiết dòng chảy, cải thiện chất lượng nước thông qua dẫn bổ cập từ sông Hồng.

Đập dâng có chức năng tương tự đập tràn hay cống có cửa van, kết cấu ngăn nước của đập bằng túi cao su liên kết với móng đập, có thể điều chỉnh mực nước bằng cách bơm hoặc xả khí/nước vào túi. Đập dâng cao su có nhiều ưu điểm so với đập truyền thống như chi phí thấp, thi công nhanh, chịu được lún không đều và có thể xả lũ tốt.

Do đặc thù sông Tô Lịch có độ dốc không đáng kể, chênh lệch cao độ đáy sông tại điểm đầu đường Hoàng Quốc Việt và điểm cuối Thanh Liệt khoảng 2 m nên lượng nước bổ cập vào sông với lưu lượng thấp không đủ tạo dòng chảy và dâng nước trên toàn bộ chiều dài sông. Do đó, khi lưu lượng nước giảm, đập sẽ giữ lại một phần nước nhằm duy trì dòng chảy và mực nước tối thiểu, tránh tình trạng khô cạn lòng sông.

Theo kế hoạch, sông Tô Lịch sẽ có tổng cộng 3 đập dâng được xây dựng tại các vị trí: Cầu Quang (huyện Thanh Trì), cầu Cót (quận Cầu Giấy) và cầu Dậu (quận Hoàng Mai). Ba điểm này chia tuyến sông dài hơn 14 km thành các đoạn ngắn, giúp kiểm soát nguồn nước và giảm tải ô nhiễm.

Đập dâng ở Thanh Liệt gồm hai lớp chắn nước và một đài quan sát trên cao. Đáng chú ý, phần nổi của đập được thiết kế mang đậm yếu tố truyền thống, với mái hình nón, hoa văn cổ điển và màu sắc trang nhã. Đài quan sát bát giác có cột bê tông, mái tôn giả ngói, phần hoa văn sơn vàng, tạo cho công trình vừa có nét cổ kính, vừa hiện đại.

Nằm giữa nội đô, sông Tô Lịch hiện nay dài 13,4 km, điểm đầu là mương Nghĩa Đô đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối thoát ra sông Nhuệ qua cửa điều tiết đập Thanh Liệt và thoát ra sông Hồng qua tuyến hạ lưu sông Kim Ngưu về trạm bơm Yên Sở.

Do Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá thu gom, xử lý hầu hết nước thải đổ vào sông Tô Lịch và không bổ cập trở lại nên sông đối diện nguy cơ cạn kiệt vào mùa đông xuân. Vì vậy, để bổ sung nước cho sông, Hà Nội đã tính nhiều giải pháp, trong đó có làm cống dẫn nước từ sông Hồng vào, tạm thời lấy nước đã xử lý của Hồ Tây bổ sung, xây đập dâng giữ nước.

Ngoài xây dựng đập dâng, hiện công tác nạo vét, thanh thải lòng sông, chống sạt lở hai bên bờ đang được thực hiện. Theo tiến độ thành phố Hà Nội yêu cầu, trong tháng 8/2025, công trình đập tràn sẽ xong, từ tháng 9/2025 việc lấy nước vào sông Tô Lịch sẽ được thực hiện.
tin liên quan

Sau bão số 3, nước bủa vây nhiều xã miền Tây Nghệ An
Nghệ An Sau bão số 3, hồ thủy điện bản Vẽ mở cửa xả, nhiều xã miền Tây Nghệ An vẫn ngập trong biển nước. Ghi nhận của Phóng viên Báo Nông nghiệp và Môi trường.

Tiểu sử quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Trần Đức Thắng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1559/QĐ-TTg ngày 17/7/2025 điều động ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Thanh tra Thường trực Thanh tra Chính phủ về công tác tại Bộ Nông nghiệp và Môi trường, giao quyền Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Hơn 1.700 người cùng nhiều phương tiện diễn tập chữa cháy, cứu hộ cứu nạn
Huế Buổi diễn tập huy động hơn 1.700 người tham gia, qua đó nâng cao nhận thức và kỹ năng về chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, hỗ trợ nhà ở tại Trạm Tấu, Hạnh Phúc
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm, trao kinh phí xây nhà cho hộ nghèo xã Trạm Tấu, xã Hạnh Phúc (Lào Cai), hỗ trợ 20 căn nhà Đại đoàn kết trị giá 1,2 tỷ đồng.

Cận cảnh dây chuyền đóng hộp giấy rau quả trị giá 4 triệu USD của Doveco
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Đồng Giao (Doveco) vừa khánh thành dây chuyền hộp giấy cho hoa quả đầu tiên tại Việt Nam, trị giá 4 triệu USD.