| Hotline: 0983.970.780

Doanh nghiệp xuất khẩu EU: Hồ sơ một đằng, khai báo một nẻo

Thứ Tư 12/02/2025 , 22:27 (GMT+7)

Điều này khiến Hệ thống An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo và tiến hành thu hồi sản phẩm vi phạm.

Thị trường EU năm 2024 đưa ra 114 cảnh báo với nông sản Việt Nam.

Thị trường EU năm 2024 đưa ra 114 cảnh báo với nông sản Việt Nam.

Thông tin được Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, tại Công văn số 27/SPS-BNNVN gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), cùng các Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Cà phê - Ca cao Việt Nam, Nước mắm truyền thống Việt Nam, Điều Việt Nam.

Theo đó, tình trạng này đã diễn ra một thời gian, buộc EU phải cảnh báo và thu hồi những sản phẩm vi phạm.

4 nguyên nhân được Văn phòng SPS Việt Nam chỉ ra, gồm Doanh nghiệp chưa đăng ký lưu hành các sản phẩm có chứa thành phần từ "thực phẩm mới" tại thị trường EU; Doanh nghiệp khai báo các nguyên liệu trong sản phẩm không đúng với hồ sơ, đặc biệt là nguyên liệu dễ gây dị ứng.

Ngoài ra, sản phẩm có chứa phụ gia thực phẩm trái phép hoặc vượt mức quy định; Doanh nghiệp không khai báo hoặc thực hiện việc kiểm dịch thú y tại cửa khẩu đối với "sản phẩm hỗn hợp" có thành phần nguyên liệu từ động vật.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam chia sẻ, trong số này, những quy định về "thực phẩm mới" và "sản phẩm hỗn hợp" khiến doanh nghiệp lúng túng.

"Thực phẩm mới" là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong Liên minh châu Âu trước ngày 15/5/1997. Chi tiết được nêu tại Quy định (EU) 2015/2283. Danh sách thực phẩm mới được cấp phép tại Quy định (EU) 2018/1023.

Trong khi đó, "sản phẩm hỗn hợp" nếu chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật, thì nguyên liệu từ động vật phải nằm trong danh sách các doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm động vật vào EU.

Phân tích chi tiết hơn, ông Ngô Xuân Nam nhìn nhận, doanh nghiệp mắc sơ suất khi xuất khẩu sang các thị trường khó tính như EU, thường thuộc nhóm nhỏ và vừa. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn, nhất là khối FDI, đều có bộ phận kỹ thuật chuyên trách, nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi của thị trường.

Vài năm trở lại đây, các thông tin về SPS được đón nhận và truyền tải rộng rãi hơn, đến gần như đầy đủ các Sở, ngành địa phương, cũng như các hiệp hội, doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Nam thẳng thắn cho rằng: "Việc kết nối chưa thật thông suốt về thông tin khiến vi phạm cũng dễ xảy ra hơn".

Năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Để tránh tình trạng lặp lại, Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các tổ chức, cá nhân liên quan nghiên cứu kỹ quy định của thị trường trước khi xuất khẩu, tránh rủi ro không đáng có.

"Sản lượng và chất lượng phải luôn song hành với nhau. Người trực tiếp sản xuất phải đặc biệt quan tâm vấn đề này. Nếu chúng ta cứ mải mê tăng trưởng, không cẩn thận lại rơi vào cái bẫy sản lượng", Phó giám đốc Ngô Xuân Nam nói.

Xem thêm
Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Mở tài khoản doanh nghiệp online với VietinBank eFAST

Chỉ vài phút trên điện thoại, doanh nghiệp đã sẵn sàng giao dịch với tài khoản thanh toán online (eKYC) từ VietinBank eFAST! Không cần hồ sơ giấy, không cần đến quầy, VietinBank mang đến trải nghiệm ngân hàng số hiện đại dành cho doanh nghiệp.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất