| Hotline: 0983.970.780

Đảng ủy Bộ NN-MT tham dự Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68

Chủ Nhật 18/05/2025 , 12:15 (GMT+7)

Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị.

Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp từ Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết hợp trực tuyến tới 37.000 điểm cầu ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị trên cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Dự hội nghị còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (tại điểm cầu Bình Dương), nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (tại điểm cầu Long An); nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh); nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thị Kim Ngân; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy; lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, chính quyền các cấp.

Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết nối với điểm cầu Trung ương có sự tham dự và chủ trì của đồng chí Ngô Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, cùng hơn 8800 đảng viên tham dự tại hơn 250 điểm cầu trực tuyến.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan triển lãm trưng bày tại Nhà Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đại biểu tham quan triển lãm trưng bày tại Nhà Quốc hội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trước khi tham dự hội nghị, tại điểm cầu chính Nhà Quốc hội, các đại biểu đã tham quan Triển lãm "Những thành tựu trong xây dựng và thực thi pháp luật" và "Những thành tựu trong phát triển kinh tế tư nhân và các gian hàng trưng bày sản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân".

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày chuyên đề "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68-NQ/TW” (Nghị quyết 68).

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 68. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 68. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trình bày chuyên đề: "Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW" (Nghị quyết 66).

Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết nối với điểm cầu Trung ương có sự tham dự và chủ trì của đồng chí Ngô Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, cùng hơn 8800 đảng viên tham dự tại hơn 250 điểm cầu trực tuyến.

Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết nối với điểm cầu Trung ương có sự tham dự và chủ trì của đồng chí Ngô Hồng Giang, Phó Bí thư Đảng ủy Bộ, cùng hơn 8800 đảng viên tham dự tại hơn 250 điểm cầu trực tuyến.

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng tại Hội nghị.

Cuối cùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp thu ý kiến chỉ đạo; hướng dẫn việc quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66- NQ/TW, Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Nghị quyết số 66-NQ/TW xác định mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan sau sắp xếp tổ chức bộ máy, tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, mở đường cho kiến tạo phát triển, huy động mọi người dân và doanh nghiệp tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

Nghị quyết xác định tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội; quản trị quốc gia hiện đại với bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết nối với điểm cầu Trung ương. Ảnh: Thủy Nguyễn.

Tại điểm cầu Đảng ủy Bộ Nông nghiệp và Môi trường kết nối với điểm cầu Trung ương. Ảnh: Thủy Nguyễn.

Nghị quyết số 68 xác định mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị và các chủ trương, đường lối khác của Đảng.

Phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế, 20 doanh nghiệp hoạt động/nghìn dân. Có ít nhất 20 doanh nghiệp lớn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Tốc độ tăng trưởng bình quân của kinh tế tư nhân đạt khoảng 10-12%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đóng góp khoảng 55-58% GDP, khoảng 35-40% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho khoảng 84-85% tổng số lao động; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 8,5-9,5%/năm.

Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thuộc nhóm 3 nước đứng đầu ASEAN và nhóm 5 nước đứng đầu khu vực châu Á.

Về tầm nhìn đến năm 2045, nghị quyết xác định, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Một số hình ảnh tại các điểm cầu của của các đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Nông nghiệp và Môi trường:

Đảng ủy Báo Nông nghiệp và Môi trường kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Khánh Ly.

Đảng ủy Báo Nông nghiệp và Môi trường kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Khánh Ly.

Đảng ủy Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Anh.

Đảng ủy Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Anh.

Đảng ủy Viện Quy hoạch thủy lợi kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Khang.

Đảng ủy Viện Quy hoạch thủy lợi kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Khang.

Đảng ủy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Ngọc.

Đảng ủy Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kết nối trực tuyến với Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68. Ảnh: Minh Ngọc.

Xem thêm
Quốc hội phê duyệt bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho tinh gọn bộ máy

Quốc hội thông qua bổ sung 44.000 tỷ đồng ngân sách Trung ương 2025 để chi trả chế độ khi sắp xếp bộ máy, cải cách tiền lương, miễn học phí.

Cơ giới hóa sản xuất là tâm điểm hợp tác nông nghiệp Việt - Đức

Hiệp hội Nông nghiệp Đức tìm hiểu khả năng xây dựng trung tâm dịch vụ cơ giới hóa ở ĐBSCL, hỗ trợ nông dân tiếp cận và sử dụng máy móc tân tiến.