| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi số và phát triển thương hiệu trái cây Việt Nam

Thứ Sáu 09/12/2022 , 14:22 (GMT+7)

Ngày 9/12, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT phối hợp với UNIDO tổ chức Hội thảo 'Giải pháp chuyển đổi số và phát triển thương hiệu cho ngành trái cây Việt Nam'.

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực tuân thủ tiêu chuẩn và chất lượng của chuỗi giá trị xoài tại Đồng bằng sông Cửu Long’’, là một phần trong Chương trình Hợp tác Phát triển Kinh tế của chính phủ Thụy Sĩ tại Việt Nam, do Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ thực hiện.

Hội thảo 'Giải pháp chuyển đổi số và phát triển thương hiệu cho ngành trái cây Việt Nam' tồ chức tại TP.HCM. Ảnh: BTC.

Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số và phát triển thương hiệu cho ngành trái cây Việt Nam” tồ chức tại TP.HCM. Ảnh: BTC.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT nhấn mạnh: Chương trình dự án nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản ngày càng hiệu quả, phù hợp với xu thế mới của thế giới, nhất là thời kỳ hậu Covid-19. Nông sản, thực phẩm có tiềm năng to lớn, là ‘‘trụ đỡ’’ trong nền kinh tế hiện nay, kim ngạch xuất khẩu nông sản 11 tháng đầu năm 2022 đạt 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó rau quả cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, với kim ngạch đạt 3,55 tỷ USD. Với 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD gồm: gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, hạt điều, cao su, rau quả và gạo và có mặt ở hầu hết các thị trường nhập khẩu lớn, trong đó có các thị trường yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU và Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT phát biểu khai mạc.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Phát triển thị trường, Bộ NN-PTNT phát biểu khai mạc.

Theo ông Toản, thông qua các thông tin gợi mở tại hội thảo, sẽ là cơ hội để các tổ chức quốc tế, địa phương, hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp nhìn nhận các cơ hội, các chính sách để tận dụng thời cơ, xu hướng phát triển; đồng thời đưa ra các giải pháp từ góc nhìn doanh nghiệp, thực tiễn để hoạch định các kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong ứng dụng chuyển đổi số, phát triển thương hiệu cho trái cây đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đặc biệt góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của ngành nông nghiệp và PTNT.

Mặc dù đạt tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu với nhiều sản phẩm có sản lượng xuất khẩu đứng nhóm đầu thế giới, nhưng nông sản Việt Nam hầu như chưa có một thương hiệu mạnh được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Bên cạnh đó, bối cảnh phát triển của kỹ thuật số và các công nghệ mới hiện nay đòi hỏi ngành sản xuất nông nghiệp phải có sự thay đổi mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến để phát triển.

Bà Lê Thị Thanh Thảo đại diện UNIDO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Bà Lê Thị Thanh Thảo đại diện UNIDO tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo.

Đại diện UNIDO tại Việt Nam, bà Lê Thị Thanh Thảo cũng cho rằng, ở Việt Nam, cũng như ở nhiều quốc gia trên thế giới, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong việc khai thác tiềm năng của công nghệ kỹ thuật số, các doanh nghiệp tại nhiều địa phương vẫn phải đối mặt với những rào cản. Do đó, UNIDO phối hợp với Bộ NN-PTNT và các đối tác liên quan đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho doanh nghiệp, gồm cả ứng dụng các giải pháp số hóa, đồng thời kết hợp tiếp thị và thực hiện chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm thúc đẩy thương mại và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ về những giải pháp cụ thể trong số hóa và xây dựng thương hiệu, bao gồm: giải pháp số hóa trong truy xuất nguồn gốc, nhật ký đồng ruộng, và trong quản lý chuỗi giá trị trái cây nói chung, đào tạo trực tuyến với các quy trình thao tác chuẩn (SOPs), đăng ký và bảo hộ thương hiệu trái cây tại thị trường nước ngoài.

“Mức độ phức tạp của chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng lên trong những năm qua, và số hóa đã trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Tuy nhiên, để làm đúng, người dân cần phải được trau dồi năng lực, các hệ thống cần được tích hợp, và đặc biệt, các quy trình cần phải đi vào vận hành. Dữ liệu cần được truy cập dễ dàng và chia sẻ với tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị.” - Bà Sibylle Bachmann, Phó trưởng Cơ quan Hợp tác Phát triển, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Việt Nam chia sẻ.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Chủ tịch TH đề xuất 3 trụ cột phát huy vai trò hợp tác công- tư

Bà Thái Hương là một trong các doanh nhân tiêu biểu được cùng các lãnh đạo cấp cao phân tích tầm nhìn chiến lược sâu sắc, toàn diện về hợp tác công - tư.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.