| Hotline: 0983.970.780

Bộ Công Thương áp dụng mức thuế CBPG tạm thời đối với thép hình chữ H của Ma-lai-xi-a là 10,2%.

Thứ Tư 07/04/2021 , 14:06 (GMT+7)

(TN&MT) - Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1162/QĐ-BCT ngày 2/4/2021 về áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a. Theo đó, mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Ma-lai-xi-a là 10,2%.

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 8 năm 2020 trên cơ sở kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 7 năm 2020.

Trong 8 tháng điều tra sơ bộ theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định CBPG của Tổ chức Thương mại thế giới, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ma-lai-xi-a cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn và người tiêu dùng các sản phẩm thép hình chữ H.

Mức thuế CBPG tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Ma-lai-xi-a là 10,2%.


Kết quả điều tra cho thấy, lượng nhập khẩu đã tăng mạnh vào thời kỳ điều tra, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất thép hình chữ H trong nước.Trong quá trình điều tra sơ bộ, Bộ Công Thương cũng đã làm việc, tham vấn với các bên có liên quan để xem xét, xác định rõ phạm vi sản phẩm thuộc đối tượng điều tra.

Hành vi bán phá giá nói trên tiếp tục gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra, các chỉ số này đều cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt.

Trong thời gian tới, để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để xác định các sản phẩm có yếu tố đặc biệt cần được loại trừ, miễn trừ, đồng thời đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan, bao gồm cả người tiêu dùng cuối cùng. Vụ việc dự kiến sẽ kết thúc điều tra vào Quý II năm 2021.

Xem thêm
Việt Nam - Hoa Kỳ thống nhất thúc đẩy Hiệp định Thương mại đối ứng

Hai bên cam kết hướng tới quan hệ kinh tế hài hòa lợi ích, phù hợp thể chế mỗi nước, tại buổi gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC lần thứ 31.

GO! Yên Bái tuyển dụng hơn 100 lao động, chuẩn bị cho ngày khai trương

GO! Yên Bái khi đi vào khai thác góp phần tạo hàng trăm công ăn việc làm, đồng thời giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.