| Hotline: 0983.970.780

Áp lực kiểm soát lạm phát tăng vào cuối năm

Thứ Tư 03/08/2022 , 20:36 (GMT+7)

Bộ Tài chính nhận định, Chương trình phục hồi của Chính phủ sẽ kích thích nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân trong nửa cuối năm 2022.

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu hàng đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô năm 2022 là lạm phát.

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu hàng đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô năm 2022 là lạm phát.

Bộ Tài chính nhận định, từ nay đến cuối năm, mặt bằng giá sẽ biến động phức tạp, khó lường, nhất là giá các mặt hàng mang tính chiến lược như năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất. Những áp lực này cộng thêm nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể khiến lạm phát tăng.

Một yếu tố nữa được chỉ ra trong nửa cuối năm, đó là các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ sẽ được triển khai. Ngoài việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, chúng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chỉ ra một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước. Kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường trong nước hiện dồi dào. Bộ Tài chính, Thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá cam kết phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để kịp thời nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ đưa ra các giải pháp sát thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%.

Trước đó, vào đêm 27/7, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất thêm 0,75%. Ngay sau đó, ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh thời gian gần đây.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo vào ngày 28/7, nhằm đưa ra những đối sách phù hợp cả trước mắt lẫn lâu dài. Trong đó, Thủ tướng chỉ rõ với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam (quy mô xuất nhập khẩu tương đương 200% GDP), một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.

Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một hiện tại là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với tháng 7/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%.

Trong tháng 7/2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Cụ thể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,37%), Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,79%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,49%); Đồ uống và thuốc lá (+0,39%), May mặc, mũ nón, giày dép (+0,32%), Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,32%), Thuốc và dịch vụ y tế (+0,05%), Bưu chính viễn thông (0,26%), Giáo dục (+0,2%), Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,43%).

Dù giá xăng dầu trong nước giảm từ 6.000 - 7.000 đồng/lít trong tháng 7/2022, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng, trong đó có giá thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản tươi sống.

Xem thêm
Giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm

Kiên Giang Từ đầu tháng 4 cho đến nay, giá sò huyết và tôm nuôi nước lợ đồng loạt giảm, với mức giảm từ 10.000 - 30.000 đồng/kg.

Gian lận bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ gặp rắc rối lớn

Nhiều lao động cố tình gian lận để hưởng trợ cấp thất nghiệp đang đối mặt nguy cơ bị thu hồi tiền, xử phạt hành chính và mất toàn bộ quyền lợi bảo hiểm.

Nestlé kỷ niệm 30 năm thành lập và khởi động dự án 75 triệu USD

Đồng Nai Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng khẳng định sự kiện này là dấu mốc quan trọng không chỉ đối với Nestlé, mà còn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.