


10 năm qua là quãng thời gian diện tích và sản lượng sầu riêng có sự biến động mạnh. Theo Cục Trồng trọt và BVTV, năm 2015, diện tích sầu riêng cả nước là 32 nghìn ha, đến năm 2021 đã tăng lên 85 nghìn ha (tăng 167% so với năm 2015).
Đặc biệt, sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc (gọi tắt là Nghị định thư) vào ngày 1/7/2022, diện tích trồng sầu riêng tăng đột biến, đạt 178,8 nghìn ha vào năm 2024 (tăng 461% so với năm 2015 và tăng 110% so với năm 2021).


Sự tăng trưởng đột biến về diện tích đã dẫn tới sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng. Nếu như năm 2015 sản lượng sầu riêng của cả nước chỉ đạt 366 nghìn tấn thì đến năm 2021 sản lượng đã đạt 674 nghìn tấn (tăng 84% so với năm 2015) và đạt 1,5 triệu tấn vào năm 2024 (tăng 310% so với năm 2015 và tăng 123% so với năm 2021).
Diện tích trồng sầu riêng ở Việt Nam tăng đột biến trong những năm qua là do nhiều địa phương có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích chuyển đổi đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị cao kết hợp với nhu cầu của thị trường.
Đặc biệt, sau khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch đã khiến cho giá sầu riêng trong nước tăng mạnh, nhiều thương lái thúc đẩy bao tiêu ở các vùng trồng sầu riêng, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất… Đây chính là nguyên nhân chính khiến cho diện tích sầu riêng tăng đột biến.

Hiện nay, sầu riêng đang được trồng tập trung tại các tỉnh thuộc Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, 10 tỉnh có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất cả nước hiện nay gồm: Đắk Lắk (38.800 ha), Lâm Đồng (25.920 ha), Tiền Giang (24.585 ha), Đồng Nai (14.955 ha), Đắk Nông (12.217 ha), Bình Phước (9.906 ha), Gia Lai (7.923 ha), Cần Thơ (6.991 ha), Đồng Tháp và Vĩnh Long (>4.000 ha).
Về sản lượng, những tỉnh có sản lượng sầu riêng lớn nhất tính đến năm 2024 là Tiền Giang (462.599 tấn), Đắk Lắk (361.985 tấn), Lâm Đồng (179.540 tấn), Đồng Nai (107.403 tấn), Cần Thơ (61.672 tấn), Đắk Nông (59.844 tấn)…


Do đặc thù địa hình và thiên nhiên ưu đãi, sầu riêng Việt Nam có thể có trái cho thu hoạch quanh năm. Thời vụ trong năm bắt đầu từ các tỉnh Tây Nam bộ và chuyển dần sang Đông Nam bộ và kết thúc thu hoạch tại Tây Nguyên. Đây là lợi thế của sầu riêng Việt Nam so với các quốc gia khác.

Kể từ sau khi được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, sầu riêng Việt Nam liên tục tăng trưởng vượt bậc về xuất khẩu. Nếu như năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được gần 36 nghìn tấn sầu riêng tươi sang Trung Quốc, thì năm 2023 xuất khẩu được gần 600 nghìn tấn, và lượng sầu riêng xuất khẩu năm 2024 sang thị trường này lên tới gần 1,4 triệu tấn.
Ngoài thị trường Trung Quốc, sầu riêng tươi Việt Nam đang được xuất khẩu trên 20 thị trường (Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Sỹ, EU, Nhật Bản…) và sầu riêng đông lạnh có mặt tại hơn 20 thị trường (Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Kazakstan…). Trong năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,406 triệu tấn sầu riêng đi tất cả các thị trường, trong đó có 1,402 triệu tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch kỷ lục 3,2 tỷ USD.



Việt Nam đang tiếp tục đàm phán xuất khẩu sầu riêng tươi với Ấn Độ. Tháng 3/2024, phía Ấn Độ đã có thư thông báo sẽ đồng ý mở cửa thị trường cho quả bưởi và sầu riêng của Việt Nam cùng lúc với sản phẩm nho và lựu của phía Ấn Độ.
Đối với sầu riêng đông lạnh, việc ký Nghị định thư với Trung Quốc ngày 19/8/2024, cũng đã góp phần giảm áp lực cho việc tiêu thụ sầu riêng tươi mỗi khi vào vụ thu hoạch, đồng thời mở ra hướng đi mới cho sầu riêng Việt Nam, tạo động lực mới cho xuất khẩu sầu riêng.

Ngoài Trung Quốc, hầu hết các thị trường không đòi hỏi phải đàm phán về sầu riêng đông lạnh. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kong…, sầu riêng Việt Nam cần phải có những thay đổi về chất và lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm vì các thị trường này có những yêu cầu rất khắt khe về an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Sầu riêng đông lạnh được Trung Quốc xem là thực phẩm, vì thế họ quản lý theo Lệnh 248 về quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu và Lệnh 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Đây là một hình thức quản lý khác hoàn toàn so với quản lý sầu riêng tươi.


Sự cạnh tranh trên thị trường sầu riêng Trung Quốc đang ngày càng trở nên gay gắt hơn khi có thêm nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mở rộng sản xuất, hướng tới xuất khẩu vào thị trường này. Đến nay, đã có 5 quốc gia được xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc là Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Campuchia.

Thái Lan đã xuất khẩu sầu riêng tươi sang Trung Quốc từ năm 2003. Trước khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư, sầu riêng Thái Lan chiếm khoảng 90% thị phần ở Trung Quốc. Sau khi sầu riêng Việt Nam mở cửa vào thị trường Trung Quốc, thị phần của Việt Nam đã tăng mạnh, trong khi thị phần của Thái Lan giảm xuống, nhưng vẫn đang là nhà cung cấp lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Đến năm 2024, sầu riêng Thái Lan và Việt Nam chiếm 95% thị phần sầu riêng tại Trung Quốc.
Với hơn 20 năm xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, Thái Lan có nhiều kinh nghiệm trong quản lý ngành hàng này. Trong khi đó, lợi thế của Việt Nam là sầu riêng có thể cho thu trái quanh năm, nhất là từ cuối tháng 10 đến tháng 2 (vụ nghịch tại các tỉnh ĐBSCL). Vào thời gian ấy, Thái Lan không có sầu riêng còn các nước khác như Malaysia, Indonesia có sầu riêng nhưng sản lượng thấp.
Malaysia và Philippines cũng đã tham gia thị trường sầu riêng tươi Trung Quốc. Sầu riêng Malaysia xuất khẩu sang Trung Quốc là sầu riêng Musang King, chiếm phần lớn phân khúc cao của thị trường Trung Quốc do chất lượng, hương vị đặc biệt. Sầu riêng của Philippines được chính thức xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc từ năm 2023. Tuy chất lượng chưa ổn định như sầu riêng Thái Lan nhưng giá bán rẻ hơn.

Campuchia cũng là một trong các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam khi sầu riêng nước này đã được chính thức nhập khẩu vào Trung Quốc sau khi ký Nghị định thư (năm 2023). Sầu riêng ở Campuchia tuy chưa được sản xuất với quy mô lớn nhưng đã được Thái Lan và Trung Quốc hỗ trợ kỹ thuật xây dựng các vùng sản xuất tiêu chuẩn. Vì thế, sầu riêng Campuchia cũng có thể trở thành đối thủ mà Việt Nam cần quan tâm trong vài năm tới.
Một nước sản xuất sầu riêng có sản lượng lớn ở Đông Nam Á là Indonesia. Lâu nay, sầu riêng của nước này chủ yếu phục vụ tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, những năm gần đây, Indonesia cũng định hướng xuất khẩu sầu riêng, mà Trung Quốc là một trong những thị trường quan trọng. Vấn đề của sầu riêng Indonesia hiện nay là cần phải kiểm soát tốt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.


Trong hơn 20 quốc gia nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam, chỉ duy nhất Trung Quốc có yêu cầu về vùng trồng, cơ sở đóng gói. Một điểm khác biệt so với các mặt hàng trái cây khác của Việt Nam (xoài, thanh long, nhãn, vải, dưa hấu...) xuất khẩu sang Trung Quốc, là Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) với tất cả các vùng trồng, cơ sở đóng gói của Việt Nam trước khi phê duyệt mã số và cấp phép xuất khẩu.
Ngay sau Nghị định thư được ký kết, Cục Trồng trọt và BVTV đã làm việc với các địa phương trồng sầu riêng trong cả nước, ban hành tài liệu kỹ thuật hướng dẫn dưới dạng sổ tay, video clip, lớp tập huấn online và tổ chức nhiều đợt tập huấn để phổ biến quy định, hướng dẫn xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói (CSĐG) đạt chuẩn.

Cục Trồng trọt và BVTV đã gửi hồ sơ 1.604 vùng trồng và 314 cơ sở đóng gói sầu riêng cho GACC; đến nay, GACC đã phê duyệt 1.396 vùng trồng, 188 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Theo các cảnh báo của GACC, từ đầu năm 2024 đến nay, có tất cả 827 lô hàng sầu riêng, mít, chuối, ớt và xoài của Việt Nam không tuân thủ quy định về ATTP của Trung Quốc. Trong đó, sầu riêng bị cảnh báo nhiều nhất với 761 lô không tuân thủ quy định về ATTP (589 lô nhiễm Cadimi và 157 lô nhiễm Vàng O).
Từ 1/6/2024, GACC thông báo tất cả lô hàng sầu riêng từ Việt Nam phải kiểm tra Cadimi tại phòng thử nghiệm được hai bên phê duyệt. Đồng thời, cũng từ tháng 6/2024, GACC đã tạm dừng xuất khẩu đối với các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói liên quan vi phạm về Cadimi và Vàng O. Điều này khiến số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hợp lệ giảm mạnh, dẫn tới tình trạng gian lận trong sử dụng mã số gia tăng.
Đến đầu năm 2025, sau khi phát hiện chất Vàng O trong sầu riêng Thái Lan và một số nước khác, trong đó có Việt Nam, GACC tiếp tục siết chặt kiểm soát, yêu cầu kiểm tra Vàng O bắt buộc từ ngày 10/1/2025 tại các phòng thử nghiệm được phê duyệt.




Trước yêu cầu ngày càng cao của Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Trồng trọt và BVTV, đã có nhiều văn bản phân cấp, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn triển khai công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cho các địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ đã có chỉ thị về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Chỉ thị yêu cầu các địa phương chủ động bố trí các nguồn lực, tăng cường công tác quản lý, cấp mã số cho vùng trồng và cơ sở đóng gói; đồng thời tổ chức giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.
Đến nay, Bộ đã phân cấp hoàn toàn việc cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu cho các địa phương, phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan liên quan nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác.


Cục Trồng trọt và BVTV đã xây dựng trang web cung cấp các thông tin phục vụ xuất khẩu sản phẩm trồng trọt (https://sansangxuatkhau.ppd.gov.vn). Trang web này cung cấp đầy đủ thông tin về các vùng trồng, cơ sở đóng gói được cấp mã số xuất khẩu (bao gồm: chủ sở hữu mã số, thông tin liên hệ, thời gian thu hoạch, sản lượng...) phục vụ cho việc kết nối giữa doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất nhanh chóng, thuận tiện.
Bên cạnh đó, trang web còn cung cấp các thông tin trong nước và quốc tế về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trồng trọt; quy định và yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu (Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản...) đối với từng sản phẩm; tham vấn chính sách; chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm; thư viện điện tử (sách điện tử, ảnh, video); khóa học trực tuyến về các nội dung hướng dẫn thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói... để giúp tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và xây dựng vùng trồng, cơ sở đóng gói đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nước nhập khẩu.
Song song với đó, Cục Trồng trọt và BVTV còn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và phần mềm quản lý vùng trồng (Farm diary), phần mềm quản lý cơ sở đóng gói giúp phục vụ cho công tác quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm (toàn bộ quá trình canh tác, thu hoạch, sơ chế, đóng gói), tra cứu thông tin về việc sử dụng mã xuất khẩu nhanh chóng, góp phần hạn chế các hiện tượng gian lận, giả mạo mã số trong xuất khẩu.


Để ứng phó với tình hình nhiễm Cadimi, Vàng O trên sầu riêng, ngay sau khi nhận cảnh báo, Việt Nam đã tổ chức họp song phương với GACC để thảo luận các giải pháp khắc phục. Đồng thời, Cục Trồng trọt và BVTV đã họp với các phòng thử nghiệm, đơn vị xuất khẩu, các địa phương để thông báo tình hình và hướng dẫn cách thức khắc phục; gửi danh sách phòng thử nghiệm cho phía GACC để được phê duyệt.
Bên cạnh đó, Cục Trồng trọt và BVTV đã phối hợp với chính quyền tỉnh Tiền Giang và doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện điều tra để truy xuất nguồn gốc nhiễm Cadimi trong sầu riêng. Kết quả cho thấy, các vườn sầu riêng vi phạm chủ yếu tập trung ở các huyện Cai Lậy và Cái Bè của tỉnh Tiền Giang. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng phân bón có chứa Cadimi, đặc biệt là phân bón gốc, cộng với đất trồng đã có Cadimi và pH thấp, làm tăng khả năng hấp thu Cadimi vào cây sầu riêng.
Ngoài ra, đối với các lô hàng phát hiện chất cấm (Vàng O), Cục Trồng trọt và BVTV cũng đang tiến hành truy xuất nguyên nhân đối với từng lô hàng.
Từ cuối năm 2024, Việt Nam đã triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng nhiễm Cadimi một cách đồng bộ, với trọng tâm là: điều chỉnh quy trình canh tác tại vùng trồng theo hướng cải tạo đất, nâng pH, loại bỏ hoặc thay thế các loại phân bón có nguy cơ cao; thiết lập quy trình kiểm soát nguy cơ trên sản phẩm đầu vào tại các cơ sở đóng gói như: yêu cầu kiểm tra Cadimi trước khi tiếp nhận nguyên liệu và lưu trữ kết quả phân tích, kiểm tra trước khi xuất khẩu; yêu cầu tuân thủ quy định về truy xuất nguồn gốc nhằm đảm bảo tính minh bạch toàn chuỗi sản xuất; nâng cao năng lực kiểm tra và giám sát.
Từ tháng 1 đến tháng 6/2025, Cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với tỉnh Tiền Giang triển khai 5 mô hình kiểm soát Cadimi tại các vùng trồng sầu riêng huyện Cái Bè và Cai Lậy, tập trung vào việc cải tạo đất và áp dụng các giải pháp kỹ thuật an toàn nhằm giảm thiểu nhiễm Cadimi. Các mô hình này bao gồm việc sử dụng các loại phân bón không chứa cadmium, cải tạo đất bằng vôi, Biochaz và các chế phẩm sinh học.
DANH SÁCH PHÒNG KIỂM NGHIỆM
(Các chỉ tiêu an toàn thực phẩm Cd trên quả tươi)
Cập nhật 16-05-2025
STT No | Tên cơ sở kiểm nghiệm Name in Vietnamese | Địa chỉ | Người liên hệ |
1. | Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 | Số 49 Pasteur, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM | Nguyễn Thành Công Tel: 0907619919 |
2. | Trung tâm Kỹ thuật Đo lường chất lượng Cần Thơ | Số 45, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ | Nguyễn Khánh Ngọc Tel: 0939005071 |
3. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 2 | 167-175, đường Chương Dương, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng | Lê Duy Minh Quang Tel: 0983469846 |
4. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6. | 386C, Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. | Võ Thành Tâm Phúc Tel: 0987772999 Email: tamphuc.nafi6@mard.gov.vn |
5. | Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM - Trung tâm Phân tích & Thử nghiệm 2 | Trụ sở: 80 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.HCM Lab: Lô U18A, Đường 22, Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM. | Phan Liên Châu Tel: 0909 238 440 Email: phanlien.chau@gmail.com Name: Phạm Mạnh Cường Tel: 0932150077 Email: vinacontrollab.cuong@gmail.com |
6. | Công ty CP SCI-TECH | Lô II-1, đường số 1, nhóm CN2, KCN Tân Bình, Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM. | Nguyễn Văn Đạo Tel: 0909050466 dao.nguyen@sci-techvn.com |
7. | Công ty TNHH Phân tích Kiểm nghiệm Việt Tín | Trụ sở: 42 Trần Quang Khải, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM PTN: Số 39A, Đường số 4, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM | Nguyễn Văn Tâm Tel: 0974 358 528 Email: nguyentam00883@gmail.com |
8. | Eurofins Sac Ky Hai Dang Company Limited | Lô E2b-3, đường D6, Khu công nghệ cao, Phường Tân Phú, thành phố Thủ Đức, TP.HCM | Mai Thanh Bình Tel: 0909 493 786 Mail: Binh.MaiThanh@eurofinsasia.com Nguyễn Anh Vũ: Tel: 0932 678 309 Mail: NguyenAnh.Vu@eurofinsasia.com |
9. | Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam | Số 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q.1,TP.HCM | Trần Thanh Tùng Tel: 0344187841 Email: tungtran.spcc@gmail.com |
10. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 5. | 57 Phan Ngọc Hiển, Phường 6, Cà Mau | ĐT: 07803567409 Fax: 07803830062 |
11. | Công ty TNHH Intertek Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ | M10, M11, M12, M13 KĐT Nam Sông Cần Thơ, KV Thạnh Thuận, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. | Võ Hoàng Minh 0988 231 676 |
12. | Công ty CP Tập Đoàn Vinacontrol (Trung tâm phân tích và thử nghiệm 1 Vinacontrol) | Số 54 Trần Nhân Tông, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội | Nguyễn Mạnh Tùng Tel: 0915981225 tungvinacontrol@gmail.com; vnclab1@gmail.com |
DANH SÁCH PHÒNG KIỂM NGHIỆM
ĐƯỢC TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM CÔNG NHẬN
(Vàng O trong sầu riêng) 16-05-2025
STT
| Tên cơ sở kiểm nghiệm
| Địa chỉ | Người liên hệ |
1. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 2 | 167-175, đường Chương Dương, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng | Lê Duy Minh Quang Tel: 0983469846 |
2. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 4. | 91 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5, TP.HCM. - Địa chỉ phòng thử nghiệm: 271 Tô Ngọc Vân, Phường Linh Đông, thành phố Thủ Đức, TP.HCM. | Ngô Tấn Ngọc Tel: 0918149534 |
3. | Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6. | 386C, Cách Mạng Tháng Tám, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. | Võ Thành Tâm Phúc Tel: 0987772999 Email: tamphuc.nafi6@mard.gov.vn |
4. | Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Hoàn Vũ | - Địa chỉ trụ sở: 169B- Thích Quảng Đức, Phường 4, Quận Phú Nhuận, TP.HCM. - Địa chỉ cơ sở kiểm nghiệm: 59 – 65 Tô Hiệu, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú, TP.HCM. | Trần Thái Vũ Tel: 0978757764 Email: qaqc.hoanvulab@gmail.com |
5. | Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam | Số 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q. 1, TP.HCM | Trần Thanh Tùng Tel: 0344187841 Email: tungtran.spcc@gmail.com |
6. | Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm chứng và Dịch vụ chất lượng | Km 0, Cao tốc 5B Hà Nội – Hải Phòng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội | Mr. Yên 0903213383 |
7. | Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng Cần Thơ | Số 45, đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ | Nguyễn Khánh Ngọc Tel: 0939005071 |
8. | Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP.HCM - Trung tâm Phân tích & Thử nhiệm 2 | Trụ sở: 80 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, TP.HCM Lab: Lô U18A, Đường 22, Khu chế xuất Tân Thuận, Quận 7, TP.HCM. | Phan Liên Châu Tel: 0909 238 440 Email: phanlien.chau@gmail.com Phạm Mạnh Cường Tel: 0932150077 Email: vinacontrollab.cuong@gmail.com |
DANH SÁCH CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG TRÊN CÂY SẦU RIÊNG NHẰM HẠN CHẾ SỰ TÍCH LŨY CADIMI TRONG ĐẤT
Phân vô cơ
STT | Tên mẫu | Giới hạnđịnh lượng(LOQ) (mg/kg) | Kết quả phân tíchmg/kg) |
1 | DAP 18-46-0 (Hà Lan) | 0,2 | 0,2 |
2 | Super Lân | 0,2 | 0,2 |
3 | DAP Korea 18-46-0 (99%) | 0,2 | 0,23 |
4 | Super Lân đen đạm cá | 0,2 | 0,26 |
5 | NPK (16-16-8) Mỹ | 0,2 | <LOQ |
6 | NPK 20-20-15 (Garsani) | 0,2 | <LOQ |
7 | NPK 30-10-10 (Bình Điền) | 0,2 | <LOQ |
8 | DAP 18-46-0 (PHILIPPINE) | 0,2 | <LOQ |
9 | DAP 18-46-0 PHÂN BÓN CON CÒ | 0,2 | <LOQ |
10 | DAP (PLUS HUMIC + TE) KOREA | 0,2 | <LOQ |
11 | SIÊU DAP PHÁP (20-46) | 0,2 | <LOQ |
12 | NPK 9-25-17 GET FERT | 0,2 | <LOQ |
13 | DAP 18-46-0 (Cty Ngọc Thanh) | 0,2 | <LOQ |
14 | NPK 30-10-10 (Trung Quốc) | 0,2 | <LOQ |
15 | NPK 16-16-16 (BM) | 0,2 | <LOQ |
16 | NPK 15-15-15 (con cò) | 0,2 | <LOQ |
17 | NPK 20-20-15 Vina One | 0,2 | <LOQ |
18 | Lân Thái Bình | 0,2 | <LOQ |
19 | 15-15-15-9+TE Con Cò | 0,2 | <LOQ |
20 | Yara Liva Nitrabon | 0,2 | <LOQ |
21 | NPK 20-20-15 (Trung Quốc) | 0,2 | <LOQ |
Phân hữu cơ
STT | Tên mẫu | Giới hạnđịnh lượng(LOQ) (mg/kg) | Kết quả phân tích(mg/kg) |
1 | Organic Queen | 0,2 | <LOQ |
2 | Hữu cơ đạm cá (Thịnh Đạt) | 0,2 | <LOQ |
3 | CON HUOU TRANG (Gluca Abio) | 0,2 | <LOQ |
4 | Organic BieNo | 0,2 | <LOQ |
5 | Dinamic | 0,2 | <LOQ |
6 | Roots 2 Amino HU-80 (USA) | 0,2 | <LOQ |
7 | Dynamic lifter (Yates) | 0,2 | <LOQ |
8 | CON CÁ 5-2-2+TE | 0,2 | <LOQ |
9 | Phân hữu cơ TRICHO VIC-OXI | 0,2 | <LOQ |
10 | Fertiplus 65 OM | 0,2 | <LOQ |
11 | Premium Organic Australia | 0,2 | <LOQ |
12 | Lân đen HUMIC Đạm cá | 0,2 | <LOQ |
13 | Australia Owned & Made | 0,2 | <LOQ |
14 | Hi-Tech ORGANIC GREEN | 0,2 | <LOQ |
15 | Organic Nitroboost | 0,2 | <LOQ |
16 | HAPPY FARM (Toba) Phân chim yến | 0,2 | <LOQ |
17 | Organic factory (TCL Dona Sài Gòn) | 0,2 | <LOQ |
18 | Australia Owned & Made (Toba) | 0,2 | <LOQ |
19 | Organic Xtra | 0,2 | <LOQ |
20 | ONG BIỂN (Cty Đại Nam) | 0,2 | <LOQ |
21 | UF Powder (Canada) | 0,2 | <LOQ |
22 | TST organic True Natural | 0,2 | <LOQ |
23 | GreenMa | 0,2 | <LOQ |
24 | Root Thailand | 0,2 | <LOQ |
25 | Phân bón AGROGOLD | 0,2 | 0,22 |
26 | Yara Suna (3.5-2-2) | 0,2 | 0,21 |
27 | Organic Booster AUSTRALIAN Owned & Made | 0,2 | 0,24 |
28 | Organic fertilizer (Belgium) (con dơi đỏ) | 0,2 | 0,2 |
Phân bón lá
STT | Tên mẫu | Giới hạnđịnh lượng(LOQ) (mg/kg) | Kết quả phân tích(mg/kg) |
1 | Agri - Fos 640 (Kim Nông) | 0,2 | <LOQ |
2 | Agri - Fos P860 (Hoàng Kim) | 0,2 | <LOQ |
3 | MX6 (Ra hoa C.A.T) | 0,2 | <LOQ |
4 | Agrifos 650 (Japan) | 0,2 | <LOQ |
5 | Kali-phos (Hợp Trí) | 0,2 | <LOQ |
6 | Nano đồng nhất 12MI (Ngân Gia Nhật) | 0,2 | <LOQ |
7 | Lân đỏ Úc Việt (Rước mắt cua) | 0,2 | <LOQ |
8 | Lân 90 (PK Caca phos 68-6) | 0,2 | <LOQ |
9 | HT- ức chế ra hoa | 0,2 | <LOQ |
10 | Agrifos 950 (Úc) | 0,2 | <LOQ |
11 | GA3 (trái tim Việt) | 0,2 | <LOQ |
12 | PK 52-34 (MPK) | 0,2 | <LOQ |
13 | Kích bông Tomato | 0,2 | <LOQ |
14 | Lân 87 (Mai Vàng) | 0,2 | <LOQ |
15 | Đầu trâu Max Lân 58 | 0,2 | <LOQ |
16 | Charleephate NPK 10-55-10 KPT | 0,2 | <LOQ |
17 | Profarm - P17 (Siêu lân 8-52-17-TE) | 0,2 | <LOQ |
18 | NPK group 30-10-10 | 0,2 | <LOQ |
19 | Toba TSL | 0,2 | <LOQ |
20 | NPK 10-60-10+TE | 0,2 | <LOQ |