| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin, dữ liệu đo đạc bản đồ

Thứ Hai 24/06/2024 , 11:26 (GMT+7)

(TN&MT) - Các nhà khoa học của Viện Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội số đã nghiên cứu, xây dựng thành công nền tảng dùng chung để kết nối các chuỗi cung ứng cung cầu tối ưu, chia sẻ thông tin, dữ liệu địa không gian, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ, phục vụ xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Khoa học & Công nghệ

Xây dựng nền tảng kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin, dữ liệu đo đạc bản đồ

Việt Khang {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Các nhà khoa học của Viện Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội số đã nghiên cứu, xây dựng thành công nền tảng dùng chung để kết nối các chuỗi cung ứng cung cầu tối ưu, chia sẻ thông tin, dữ liệu địa không gian, thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ, phục vụ xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Theo TS. Nguyễn Tuấn Anh, Viện Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội, trong bối cảnh chuyển đổi số đang được triển khai sâu rộng ở Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu với sức mạnh của công nghệ 4.0, AI, IoT… và các kết nối không dây 4G, 5G đến tận tay mỗi người dân được cho là nhân tố then chốt.

Cùng với đó, những định hướng đúng đắn của Đảng và Chính phủ coi chuyển đổi số là động lực thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực mũi nhọn, lấy dữ liệu làm cốt lõi như chất keo dính để liên kết các nền tảng số nhằm tạo ra các giải pháp liên thông phục vụ cho đa dạng các nhu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, Doanh nghiệp và Người dân. Vì vậy, trong tương lai gần, sự hình thành, phát triển các nền tảng số là điều tự nhiên và tất yếu trên không gian mạng.

Nền tảng số là hệ thống thông tin phục vụ các giao dịch điện tử trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân, có thể sử dụng ngay, đơn giản, thuận tiện, linh hoạt theo yêu cầu, dễ dàng phổ biến trên diện rộng, các bên tham gia không cần tự đầu tư, quản lý, vận hành, duy trì. Đặc biệt, nền tảng số là giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Đây cũng là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn thông tin mạng và bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng.

Không nằm ngoài xu hướng đó, các nhà khoa học của Viện Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội đã nghiên cứu xây dựng nền tảng dùng chung kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin, dữ liệu đo đạc bản đồ.

infografia-geo-platform-4.jpg
Nền tảng Geo-Platform - Nền tảng kết nối, chia sẻ và xử lý thông tin, dữ liệu đo đạc bản đồ

Nền tảng dùng chung (Geo-Platform) cho phép các bên liên quan đăng ký tài khoản truy cập kèm danh tính đã được xác minh, sau đó đưa các nhu cầu cũng như sản phẩm, dịch vụ lên nền tảng dùng chung. Bộ phận lõi - Geo Connection Platform (GCP) với các Modul xử lý sẽ tự động phân loại, đánh giá mức độ tin cậy, mức độ cạnh tranh, mức độ ưu tiên khác nhau và đưa các nhu cầu vào phân vùng cung-cầu của hệ thống một cách công bằng, khách quan. Sau đó bộ não GCP với các Modul AI được xây dựng sẵn sẽ tự động tạo dựng các kết nối và đưa ra các phương án tối ưu cho các bên liên quan đưa ra quyết định lựa chọn một cách hiệu quả nhất.

Tất cả các công đoạn đều được thực hiện trên môi trường Internet tạo ra một hệ sinh thái mở cho tất cả các bên cùng đưa sản phẩm, dịch vụ của mình lên một cách công bằng, cạnh tranh và tuân thủ các điều luật mà nền tảng Geo-Platform đặt ra.

TS. Nguyễn Tuấn Anh cho biết, điểm nổi bật của nền tảng dùng chung Geo-Platform là hệ thống các phân vùng dữ liệu đã được phân loại, chuẩn hóa để đảm bảo cho việc xử lý thông tin được dễ dàng, đồng thời kèm theo các Moduls phần mềm, các dịch vụ Cloud dựng sẵn trên máy chủ, tận dụng hạ tầng kết nối, các giao thức trên Web và trên thiết bị di động thông minh có gắn chíp định vị, có kết nối không dây 4G, 5G giúp xử lý và kết nối liên thông mọi thành phần, mọi lúc, mọi nơi được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, hệ thống cũng bao gồm các Moduls thông minh (Moduls AI) được xây dựng sẵn để xử lý một số thuật toán cơ bản, cung cấp các giao diện lập trình ứng dụng (API) cho phép bên thứ 3 kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu của hệ thống và cho phép các tổ chức, cá nhân bên thứ 3 đưa thêm các Moduls của mình lên hệ thống để dùng chung và cùng nhau khai thác sử dụng dữ liệu.

screenshot-2024-06-24-110759.jpg
Module Mobile-GIS chạy trên thiết bị di động

Đặc biệt, các nhà khoa học của Viện Phát triển Kinh tế, Văn hóa, Xã hội đã xây dựng được Modul chạy trên thiết bị di động có “Tên Đo Đạc Bản đồ” cho phép kết nối các kỹ sư đo đạc bản đồ thông qua vị trí, hình ảnh, công việc và thời gian. Hiện đã có hơn 100 nghìn người trên toàn quốc tải về sử dụng.

Với việc xây dựng thành công nền tảng dùng chung để kết nối các chuỗi cung ứng cung cầu tối ưu, chia sẻ thông tin, dữ liệu địa không gian, các nhà khoa học hy vọng nền tảng “Geo-Platform” này sẽ sớm được phát triển rộng rãi ở Việt Nam, nhằm đưa những thành quả của ngành đo đạc bản đồ được ghép nối vào tổng thể bức tranh công nghệ chung của cả nước, giúp mỗi tổ chức, mỗi cá nhân đơn lẻ hoạt động trong ngành đo đạc bản đồ có cơ hội tham gia, đóng góp và hưởng lợi trên nền tảng dùng chung này một cách công bằng, nhân văn.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

TP.HCM quy định mới về giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt

UBND TP. HCM vừa ban hành Quyết định số 67/2025 quy định về giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt trên địa bàn thành phố.

Quỹ phòng tránh thiên tai hỗ trợ gần 50% trạm đo mưa trên cả nước

Với gần 37,5 tỷ đồng được tài trợ, từ năm 2016 đến nay, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã lắp đặt gần 1.000 thiết bị cảnh báo mưa lũ.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.