| Hotline: 0983.970.780

Xâm hại trẻ em trên không gian mạng: Cần cảnh báo và giáo dục kịp thời

Thứ Năm 22/05/2025 , 13:19 (GMT+7)

Bên cạnh nhiều lợi ích, Internet đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là vấn nạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng.

Nhận diện nguy cơ

Theo thống kê, khoảng 92% trẻ em Việt Nam sử dụng thiết bị kết nối Internet, trong đó 89% trẻ lên mạng hằng ngày. Đáng lo hơn là gần 36,5% trẻ em đã phải trải nghiệm các thông tin, hình ảnh liên quan đến bạo lực, tiêu cực.

Không thể phủ nhận, trong thời đại công nghệ số, Internet và mạng xã hội trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Đây là công cụ để trẻ em tìm kiếm thông tin, học tập và kết nối giải trí. Tuy nhiên, đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ và hiểm họa cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là vấn nạn xâm hại trẻ em trên không gian mạng.

Internet giúp trẻ em học tập, kết nối và giải trí nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Phan Dương.

Internet giúp trẻ em học tập, kết nối và giải trí nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh: Phan Dương.

Theo quy định khoản 4 Điều 3 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định số 88/QĐ-BTTTT năm 2025, xâm hại trẻ em trên không gian mạng là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em được thực hiện trên không gian mạng dưới các hình thức: Đăng tải bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trái quy phạm pháp luật; gửi, cung cấp nội dung độc hại cho trẻ em; bắt nạt, bạo lực, bóc lột tình dục, xâm hại tình dục, lừa đảo, mua bán và các hình thức gây tổn hại khác.

Theo các chuyên gia, trên thực tế, xâm hại trên không gian mạng thường rơi vào 2 trường hợp là xâm hại tình dục trên mạng (bị gửi cho xem hoặc bắt xem những hình ảnh, nội dung nhạy cảm, khiêu dâm hoặc bắt trẻ em trình diễn khiêu dâm; từ những hành động, tương tác trực tuyến dẫn tới việc gặp gỡ, dụ dỗ/ ép buộc trẻ quan hệ tình dục…) và bắt nạt trên mạng (cố tình xúc phạm, đe dọa, làm hại, quấy rối, tấn công trên không gian mạng…).

Cần cảnh báo, bảo vệ và giáo dục trẻ em trước rủi ro

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng, chống xâm hại trẻ em trên không gian mạng hiện nay được các chuyên gia khuyến cáo là giáo dục, nâng cao nhận thức cho trẻ em về các nguy cơ, rủi ro, trên không gian mạng. Cùng với đó, trẻ em cần được tuyên truyền và hướng dẫn về kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các rủi ro đó. Việc này đòi hỏi sự chung tay của tất cả các cấp chính quyền, các tổ chức, nhà trường và đặc biệt là từ gia đình.

Mới đây nhất, Công an thành phố Hà Nội đã đưa ra khuyến cáo nhằm bảo vệ trẻ em trước tình trạng xâm hại trẻ con trên không gian mạng, trong đó, phụ huynh cần phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động trên Intenet của con, kiểm tra danh sách bạn bè, các hội nhóm mà con tham gia trên mạng xã hội. Cùng với đó, thường xuyên giáo dục con về an toàn thông tin trên mạng, không nói chuyện với người lạ, giải thích cho trẻ về mối nguy hiểm khi chia sẻ thông tin, hình ảnh, video nhạy cảm trên mạng xã hội, khuyến khích trẻ báo ngay với bố mẹ, thầy cô khi bị ai đó dụ dỗ, đe dọa…

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, không gửi ảnh, video nhạy cảm của bản thân cho người khác (kể cả người lạ và người quen), không chia sẻ thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ nhà, địa chỉ trường học, số điện thoại với người lạ.

Đặc biệt, theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Quy tắc ứng xử kèm theo Quyết định số 88/QĐ-BTTTT năm 2025, khi nghi ngờ hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em cần khẩn trương, kịp thời phản ánh, tố giác, mạnh dạn tố cáo hành vi xâm hại tới các địa chỉ sau: Cơ quan công an nơi gần nhất; Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (https://vn-cop.vn/bao-cao-xam-pham; email: bvte@vncert.vn); Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em (số 111).

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

‘Lỗ hổng’ quản lý cơ sở kinh doanh tân dược

HẢI DƯƠNG Quản lý cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn tỉnh Hải Dương thời gian qua đã bộc lộ ‘lỗ hổng’ tạo cơ hội cho nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoạt động trái phép.

Nghịch lý nhà tái định cư: [Bài 5] Loay hoay phương án chuyển đổi?

Phương án tận dụng nhà tái định cư bỏ hoang đã được Thành phố Hà Nội bàn bạc, tháo gỡ nhưng đến nay tất cả vẫn chỉ dừng ở trên giấy.

Nghệ An xử phạt doanh nghiệp vi phạm môi trường 500 triệu đồng

Công ty Cổ phần Hữu Nghị Nghệ An vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt với số tiền lên đến 500 triệu đồng vì vi phạm về môi trường.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.