| Hotline: 0983.970.780

Vượt rào cản xuất khẩu nông sản bằng chiến lược dài hạn

Thứ Hai 25/07/2022 , 07:39 (GMT+7)

Trước những rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu nông sản ngày càng thắt chặt, doanh nghiệp kinh doanh và nông dân trồng nông sản Việt Nam cần có chiến lược dài hơi…

Thương mại nông sản Việt - Trung ngày càng rộng mở

Theo nghiên cứu của ông Trương Điện Sinh, Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Quốc tế Hằng Sinh (Trung Quốc), Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nông nghiệp Chấn Hưng Sinh Lợi (TP.HCM), thương mại nông sản giữa 2 nước Trung Quốc - Việt Nam trong thời gian gần đây đã có những bước tiến vượt bậc.

Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc tiêu thụ đến 50% sản lượng rau quả xuất

Những sản phẩm chủ lực được trưng bày tại Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân (Bình Định) lần thứ I. Ảnh: V.Đ.T.

Những sản phẩm chủ lực được trưng bày tại Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân (Bình Định) lần thứ I. Ảnh: V.Đ.T.

khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 1990 - 2020, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 3.895 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1990 lên tới 116,8 tỷ USD vào năm 2019. Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng dịch Covid -19, nhưng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đạt 117,09 tỷ USD.

Bình Định có nhiều diện tích trồng bưởi da xanh, nhiều nhất lầtij huyện Hoài Ân. Ảnh: V.Đ.T.

Bình Định có nhiều diện tích trồng bưởi da xanh, nhiều nhất lầtij huyện Hoài Ân. Ảnh: V.Đ.T.

Cụ thể, năm 2010, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 74,9 triệu USD, đến năm 2019 đạt 2,48 tỷ USD (trung bình đạt 54,85%/năm). Trong 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng dịch Covid-19 nhưng vẫn đạt hơn 9,8 tỷ USD.

Những con số kể trên cho thấy tiềm năng thương mại nông sản giữa 2 nước là rất lớn. Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 16 trên thế giới và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (số liệu năm 2019); trong đó, có trên 70% rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.

Những năm gần đây, các mặt hàng nông sản xuất, nhập khẩu đa dạng hơn, được kiểm tra chặt chẽ hơn. Hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đảm bảo theo yêu cầu, quy định của thị trường nước này. Hàng hóa xuất khẩu bằng đường chính ngạch được kiểm soát chặt chẽ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đặt an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu.

“Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đưa ra nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi có sự chọn lựa, đảm bảo về chất lượng hàng hóa, nói không với hàng không rõ nguồn gốc. Trong những gần đây, nông sản xuất, nhập khẩu chính ngạch phải có truy xuất nguồn gốc, đó là yêu cầu tất yếu của cả 2 nước. Hoạt động mua bán nông sản đã chuyển từ buôn bán biên giới bằng đường tiểu ngạch sang tiêu chuẩn thương mại biên giới bằng đường chính ngạch. Sự chuyển đổi này đòi hỏi các doanh nghiệp 2 nước phải chú trọng đến quá trình kinh doanh, đặc biệt là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Mặt khác, Việt Nam và Trung Quốc đang đẩy mạnh khuyến khích, tạo cơ hội thúc đẩy phát triển thương mại điện tử song phương, áp dụng kỹ thuật công nghệ vào hợp tác thương mại giữa 2 nước trong tình hình mới”, ông Trương Điện Sinh nhận định.

Thích ứng với thách thức

Trước những rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu nông sản ngày càng thắt chặt, nhất là đối với thị trường nhập khẩu lớn là Trung Quốc, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản của Việt Nam và nông dân cần phải có chiến lược dài hơi để thích ứng.

Theo ông Phan Thanh Bút, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Đầu tư nông nghiệp Chấn Hưng Sinh Lợi ở TP.HCM (Tập đoàn Sinh Lợi), vấn đề châu Âu vừa phát hiện một số loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này có dư lượng thuốc BVTV cao là lời cảnh tỉnh cho cả doanh nghiệp chuyên xuất khẩu rau quả và cho cả nông dân trồng nông sản của Việt Nam.

“Thường thì dư lượng thuốc BVTV trong rau quả chỉ cho phép 0,1%, tối đa là 0,2%, trong khi một số loại rau quả của Việt Nam bị châu Âu phát hiện có dư lượng thuốc BVTV cao gấp nhiều lần. Khi bị phát hiện sản phẩm có dư lượng thuốc BVTV cao hơn mức cho phép, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ bị khóa sổ, mã của doanh nghiệp ấy sẽ bị cấm, không được xuất khẩu sang thị trường đó nữa. Doanh nghiệp phải mất mấy năm giải trình, khắc phục. Khi được thị trường châu Âu đồng ý cho doanh nghiệp ấy xuất khẩu trở lại thì phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn trước gấp nhiều lần”, ông Phan Thanh Bút chia sẻ.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tại huyện Hoài Ân (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tại huyện Hoài Ân (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Bút, trước tình hình trên, khi Tập đoàn Sinh Lợi mở rộng diện tích vùng nguyên liệu nông sản, nhất là trái cây trên địa bàn tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, Tập đoàn sẽ xây dựng mối liên kết với các HTX Nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất, các HTX Nông nghiệp sẽ là đơn vị theo sát nông dân, hướng dẫn nông dân canh tác đúng quy trình, để khi xuất khẩu sản phẩm không gặp trục trặc.

“Nếu thả cho nông dân canh tác tự do chắc chắn sẽ bị nông dân lạm dụng thuốc BVTV, mà đây là điều cấm kỵ lớn nhất hiện nay, khi hàng hóa xuất khẩu bằng đường chính ngạch. Do vậy, Tập đoàn Sinh Lợi đã ký kết hợp tác với HTX Nông nghiệp Thanh Niên Hoài Ân (Bình Định) trong phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả trên địa bàn huyện này. Trong bối cảnh hiện nay, Tập đoàn Sinh Lợi đề ra chiến lược dài hơi bằng cách tự xây dựng vùng nguyên liệu để kiểm soát chất lượng sản phẩm, nếu đi mua gom để có sản phẩm xuất khẩu thì không thể kiểm soát được chất lượng, việc gặp trục trặc tại các thị trường khó tính là không thể tránh khỏi”, ông Phan Thanh Bút chia sẻ thêm.

Trong tháng 7 này huyện Hoài Ân (Bình Định) sẽ tiến hành xây dựng mã số vùng trồng cho cây bưởi chuẩn bị để Tập đoàn Sinh Lợi thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: V.Đ.T.

Trong tháng 7 này huyện Hoài Ân (Bình Định) sẽ tiến hành xây dựng mã số vùng trồng cho cây bưởi chuẩn bị để Tập đoàn Sinh Lợi thu mua xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: V.Đ.T.

“Trong tháng 7 này, huyện Hoài Ân sẽ phối hợp với Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định triển khai việc xây dựng mã số vùng trồng cho các loại trái cây được trồng nhiều trên địa bàn, nhất là các sản phẩm chủ lực như bưởi da xanh, mít Thái, quýt đường. Đây là yêu cầu tiên quyết của Tập đoàn Sinh Lợi khi ký kết thu mua sản phẩm trái cây của Hoài Ân. Hiện, toàn huyện Hoài Ân có trên 3.120ha cây ăn quả với các loại cây chất lượng như bưởi da xanh, dừa xiêm, bơ sáp, mít Thái, quýt đường… Hoài Ân cũng đã quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn quả với diện tích trên 1.590ha trên địa bàn 10 xã”, ông Võ Duy Tín, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân cho hay.

Xem thêm
Huyết mạch cho nông sản Đông Nam Á vào Trung Quốc

Đường sắt Trung - Lào vận chuyển hơn 50 triệu lượt hành khách và 56 triệu tấn hàng sau 3 năm vận hành, trở thành tuyến logistics then chốt của trái cây Đông Nam Á.

Không nóng vội trước những thông tin tuyển dụng khó kiểm chứng

HÀ NỘI Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội khuyến cáo, người lao động cần nâng cao cảnh giác trước những thông tin tuyển dụng khó kiểm chứng.

Đảng bộ Công ty Cà phê 719 vững vàng cho nhiệm kỳ mới

ĐẮK LẮK Nhiệm kỳ 2020 -2025, Đảng ủy Công ty Cà phê 719 không ngừng đổi mới, sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ, các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra đều đạt và vượt.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.