| Hotline: 0983.970.780

Vụ phá rừng ở Suối Tân có dấu hiệu tội hủy hoại rừng

Thứ Bảy 20/03/2021 , 16:57 (GMT+7)

Liên quan vụ phá rừng ở Suối Tân, Sở NN-PTNT Khánh Hòa vừa có báo cáo kết quả kiểm tra cho thấy, vụ việc này có dấu hiệu tội hủy hoại rừng.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Khánh Hòa, sau khi Hạt Kiểm lâm Cam Lâm phối hợp với UBND xã Suối Tân tổ chức kiểm tra hiện trường khu vực thuộc lô 3 khoảnh 231, xã Suối Tân (Cam Lâm) phát hiện có 7.307m2 rừng tự nhiên bị chặt phá trái phép. Tại thời điểm kiểm tra các cây gỗ đã bị chặt hạ, cắt khúc, cành nhánh và gốc cây vẫn còn nguyên tại hiện trường.

Hình ảnh hiện trường phá rừng ở Suối Tân, Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Hình ảnh hiện trường phá rừng ở Suối Tân, Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

“Theo kết quả kiểm tra, đo đếm xác định toàn bộ diện tích khu vực rừng bị chặt phá nêu trên là rừng tự nhiên được phân loại là rừng sản xuất do UBND xã Suối Tân quản lý”, báo cáo Sở NN-PTNT Khánh Hòa nêu rõ.

Về kết quả xác minh người thực hiện hành vi chặt phá rừng trên sau khi cơ quan chức năng mời làm việc thì không thừa nhận.

Cũng theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, với diện tích rừng bị chặt phá nêu trên đã vượt quá khung xử lý vi phạm hành chính quy định của Chính phủ trong lĩnh vực Lâm nghiệp và có dấu hiệu tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 243 Bộ Luật hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017.

Theo chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm, ngày 17/3 Hạt Kiểm lâm Cam Lâm đã tổ chức phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân huyện Cam Lâm, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Cam Lâm và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức khám nghiệm hiện trường vụ vi phạm, thu thập các tài liệu, chứng cứ có liên quan và tiến hành điều tra, xác minh đối tượng vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh và xử lý vụ vi phạm, Sở NN-PTNT sẽ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa theo quy định.

Trước đó, Báo Nông nghiệp Việt Nam có bài phản ánh tình trạng phá rừng tại tiểu khu 231, một diện tích rừng tự nhiên tái sinh vừa bị đốn hạ, cành nhánh và nhiều thân cây gỗ với đường kính trên 20 cm nằm ngổn ngang. Phía bên cạnh diện tích rừng này đốn hạ là những rẫy trồng cây ăn trái như xoài, chuối…cùng với những lán trại được dựng lên.

Theo phản ánh của người dân, tình trạng phá rừng chiếm đất sản xuất tại tiểu khu 231 diễn ra từ nhiều năm nay nhưng cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm. Từ đó, những cánh rừng ở khu vực ngày càng bị bào mòn dần.

Ngày 9/3, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao UBND tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, xử lý nội dung báo chí phản ánh.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Đào đồi, dựng trạm sao chính quyền không biết?

PHÚ THỌ Cả một vạt đồi bị đào xới, đất sét tinh tập kết số lượng lớn, thêm hai chiếc bồn xilo chôn ngầm để chứa quặng. Nhưng hỏi cán bộ xã, huyện Yên Lập đều không biết...

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quản lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể, nhằm đảm bảo việc bố trí, sử dụng cơ sở vật chất một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.