Hình ảnh | | Lời bình Nằm ngay trong khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, từ nhiều năm nay, nông trại Tam Nông vừa sản xuất nông nghiệp vừa mở cửa đón du khách gần xa tới trải nghiệm không khí làng quê. Với nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản, và lượng du khách tới tham quan,mỗi ngày, lượng phế, phụ phẩm nông nghiệp, rác thải hữu cơ ở nông trại Tam Nông là không nhỏ |
Ông PHẠM XUÂN HƯNG Giám đốc Công ty Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Phương Nam | | Với một nông trại lớn như Tam Nông, lượng rác thải hữu cơ phát sinh là rất lớn. Trước hết phải kể đến nguồn lá cây, bởi hệ thực vật ở đây rất đa dạng, tán rộng nên lượng lá rụng hàng ngày là rất nhiều. Bên cạnh đó, nông trại còn phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp như gà, dê, thỏ, bồ câu và cả nuôi cá theo tầng – tầng trên là bồ câu, tầng giữa là dê và tầng dưới cùng là cá. Từ đó, lượng chất thải phát sinh từ chăn nuôi cũng rất đáng kể. |
Hình ảnh | | Lời bình Rác thải, chất thải hữu cơ, nhất là chất thải chăn nuôi, nếu không được xử lý kịp thời và triệt để, sẽ gây mùi khó chịu, làm ảnh hưởng tới trải nghiệm của du khách. Chính vì vậy, từ nhiều năm qua, Tam Nông đã mạnh dạn áp dụng các giải pháp sinh học để xử lý chất thải hữu cơ, qua đó vừa giữ cho trang trại không có mùi khó chịu, vừa tạo nguồn phân hữu cơ hữu ích |
Tiến sĩ NGUYỄN VĂN BẮC Cố vấn nông trại Tam Nông | | Chúng tôi áp dụng mô hình chăn nuôi ba tầng: bồ câu ở trên, dê ở tầng giữa và gà ở dưới. Toàn bộ chất thải chăn nuôi được xử lý bằng công nghệ đệm lót sinh học, là một tiến bộ kỹ thuật đã được Bộ NN&PTNT công nhận nhiều năm nay. Nếu làm đúng quy trình, công nghệ này có thể xử lý triệt để mùi hôi, kể cả khi vào trực tiếp khu chuồng trại vẫn không cảm thấy mùi khó chịu. Hiện chúng tôi còn thu gom đệm lót sau khi đã xử lý để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu làm phân bón. Loại phân này có thể dùng trực tiếp để bón cho rau, cây ăn trái mà không cần phân hóa học, hoặc phối trộn để xử lý lá cây trong vườn. |
| | Lời bình Các phế phụ phẩm, rác thải hữu cơ khác, đều đã được Tam Nông sử dụng công nghệ vi sinh để xử lý. Toàn bộ lá cây rụng xuống được thu gom và ủ theo hình thức ủ di động, bằng cách xen kẽ các lớp lá với phân đã xử lý và phun thêm chế phẩm vi sinh. Rác hữu cơ được ủ bằng vi sinh trong thùng kín hoặc hố ủ tại vườn. Cá dưới ao bị chết cũng được xử lý bằng vi sinh để chuyển hóa thành phân bón dạng dung dịch. Dung dịch này có thể sử dụng làm phân tưới cho cây trồng, cây ăn trái, rất giàu dinh dưỡng mà lại không ảnh hưởng đến môi trường. |
TS Nguyễn Văn Bắc, cố vấn nông trại Tam Nông | | Toàn bộ chất thải hữu cơ tại Tam Nông đều được xử lý theo hướng tuần hoàn khép kín. Lượng chất thải phải đưa ra ngoài gần như chỉ còn những vật dụng không tái chế được như pin, ắc quy,... Còn lại, từ rác sinh hoạt, phân chuồng, lá cây đến xác cá – tất cả đều được tái sử dụng hợp lý và hiệu quả trong hệ sinh thái của nông trại. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí, bảo vệ môi trường, mà còn tạo nên mô hình du lịch nông nghiệp xanh, bền vững |
| | Lời bình Nhờ xử lý tốt toàn bộ phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ, nông trại Tam Nông không chỉ luôn thu hút được du khách nhờ môi trường xanh sạch, không khí trong lành, mà còn giảm được đáng kể chi phí nhờ nguồn phân hữu cơ này. |