Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai giao Cục Khí tượng Thủy văn và Báo Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Tọa đàm “Giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng”.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai giao Cục Khí tượng Thủy văn và Báo Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Tọa đàm “Giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng”.
[Trích phát biểu Thứ trưởng Lê Công Thành]
Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã vận động tài trợ, đảm bảo kinh phí lắp đặt 903 trạm đo mưa tự động và 24 tháp cảnh báo lũ tự động chuyên dùng cảnh báo mưa lũ ở cộng đồng tại 49 tỉnh/thành phố trên cả nước, phát huy hiệu quả to lớn góp phần giảm nhẹ các thiệt hại do mưa lũ gây ra.
[Phỏng vấn ông Cao Đức Phát]
Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được 3 hệ thống cảnh báo nghiệp vụ, gồm: Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét khu vực Đông Nam Á, hệ thống cảnh báo sạt lở đất dựa trên chỉ số ARI và hệ thống cảnh báo thời gian thực tích hợp các nguồn dữ liệu từ radar, vệ tinh đến trạm quan trắc mặt đất.
[PV ông Mai Văn Khiêm- Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV QG]
Toạ đàm ghi nhận những thảo luận và sáng kiến thiết thực từ các nhà khoa học, chuyên gia, các nhà quản lý, đóng góp thực chất về các giải pháp, công nghệ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại cộng đồng.
Cuối cùng, các đại biểu thống nhất để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả thực hiện chủ trương của Chính phủ về xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sạt lở đất và lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt nam, cần Huy động sự vào cuộc của các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, bạn bè quốc tế; Thiết lập hệ thống giám sát tại các điểm nguy cơ cao; Áp dụng tối đa công nghệ số, AI, để tích hợp thông tin đưa ra cảnh báo chính xác, kịp thời; Tổ chức lại và tăng cường năng lực các Đội xung kích Phòng chống thiên tai ở cơ sở; Cần có cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng, vận hành thông suốt, hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về sạt lở đất và lũ quét.