Chuẩn hóa thủ tục trồng trọt và bảo vệ thực vật; Hơn 17.800 hộ dân tại ĐBSCL cần di dời đến nơi an toàn; Dòng người về quê Bác nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam; Cù Lao Dung phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng ngập mặn; Những người giữ đẹp đời thường; Gieo “mầm xanh” từ những bàn tay cần mẫn.
Không nghỉ lễ - Những người giữ đẹp đời thường
Chuẩn hóa thủ tục trồng trọt và bảo vệ thực vật; Hơn 17.800 hộ dân tại ĐBSCL cần di dời đến nơi an toàn; Dòng người về quê Bác nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam; Cù Lao Dung phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng ngập mặn; Không nghỉ lễ – Những người giữ đẹp đời thường; Gieo “mầm xanh” từ những bàn tay cần mẫn.
CHUẨN HÓA THỦ TỤC TRONG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT
Thực hiện: QUANG DŨNG
MC: Thưa quý vị và các bạn! Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Quyết định về việc công bố chuẩn hoá thủ tục hành chính lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo quyết định này, 80 thủ tục hành chính được chuẩn hóa bao gồm các cấp quản lý khác nhau: Cấp Trung ương có 28 thủ tục thuộc lĩnh vực trồng trọt và 31 thủ tục trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; Cấp tỉnh có 11 thủ tục trong lĩnh vực trồng trọt và 7 thủ tục trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; Cấp huyện có 2 thủ tục; Cấp xã có 1 thủ tục.
Việc chuẩn hóa thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện để ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Đối với lĩnh vực trồng trọt, các thủ tục liên quan đến cấp phép giống cây trồng, kiểm định chất lượng và quản lý vùng trồng sẽ giúp đảm bảo nguồn giống chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu.
Trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, các thủ tục về đăng ký, kiểm tra và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sẽ góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, đồng thời đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Hơn nữa, việc chuẩn hóa này còn hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã trong việc tiếp cận thị trường quốc tế.
Bắt đầu từ 4 giờ sáng, khi mọi người còn say giấc, hay tới tận đêm khuya, người công nhân này vẫn lặng lẽ, miệt mài dọn từng mảnh rác, từng vỏ chai, ly nhựa vương lại sau dòng người vui chơi trên phố. Mặc dù ngày lễ lượng rác gấp ba, gấp bốn lần ngày thường, họ vẫn làm việc không mệt mỏi và cười tươi, hoàn thành công việc trước khi cả thành phố đón chào ngày mới.
PV công nhân dọn rác: Thấy người ta, mọi người chở nhau đi, gia đình hạnh phúc, còn mấy ngày nghỉ lễ này mình thầm lặng đi làm thì suy nghĩ cũng thấy tủi, những phải ráng. Mấy ngày lễ thường rác tăng rất cao, gấp 3 đến 4 lần. Bữa nay, mấy ngày nghỉ lễ mình không đi theo giờ giấc để cho kịp thời gian tiến độ. Lễ thì làm cũng rất vui vì mình làm cho mọi người mà để giữ gìn thành phố cho sạch đẹp.
Còn tại Ga Nha Trang những ngày này cũng luôn nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Lưu lượng hành khách tăng gấp gấp ba lần bình thường, đội ngũ nhân viên nhà ga đã tạm gác lại kỳ nghỉ, để giữ cho dòng chảy giao thông không tắc nghẽn.
Dù không được bên gia đình, nhưng họ vẫn miệt mài cống hiến, góp phần cho những chuyến tàu chạy an toàn, để mỗi hành khách có được niềm vui ngày lễ trọn vẹn.
PV: nhân viên Ga tàu: Đối với các ngành nghề khác thì được nghỉ đúng vào ngày lễ, tuy nhiên với đặc thù của ngành đường sắt thì những ngày lễ tết lại phải tăng cường gấp 2 đến 3 lần so với những ngày thường. Đơn vị cũng đã bố trí lực lượng chạy tàu đảm bảo có sức khỏe làm xuyên suốt cho bà con đi lại trong những ngày lễ.
Còn đây là những nghệ sĩ múa rối nước, ngày lễ cũng là những ngày bận rộn nhất. Và sau làn nước, họ gìn giữ kho tàng văn hóa dân gian, hồn cốt dân tộc không phải bằng ánh đèn sân khấu mà bằng những giọt mồ hôi mặn và một trái tim cháy bỏng với nghề không bao giờ tắt.
PV đạo diễn Trần Được: Những ngày này mọi người đổ ra phố để chào đón ăn mừng đại lễ, còn chúng tôi là những người nghệ sĩ hy sinh thầm lặng để chúng tôi luôn luôn giữ được nghề truyền thống múa rối nước Tổ tiên của dân tộc để phục vụ cho nhân dân, cũng như khán giả. Với bất cứ công việc nào và ở vị trí nào, miễn là chúng ta làm việc hăng say cũng là những đóng góp phục vụ cho đại lễ rồi.
Khi mọi người quây quần bên gia đình, tận hưởng niềm vui ngày lễ, vẫn có những con người lặng lẽ gìn giữ nhịp sống không ngơi nghỉ. Đó là công nhân vệ sinh, nhân viên nhà ga, nghệ sĩ sân khấu… Họ không rực rỡ, nhưng âm thầm thắp sáng những giá trị đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Từ những hy sinh lặng thầm ấy, ta thêm thấu hiểu hai chữ “phục vụ” – không chỉ là công việc, mà là một sứ mệnh cao quý, đáng trân trọng biết bao.