KỶ NIỆM TRỌNG THỂ 50 NĂM GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC Thực hiện: MINH SÁNG – TRẦN PHI MC: Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Buổi lễ có sự tham dự của Tổng bí thư Tô Lâm, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam cùng các đại biểu trong và ngoài nước. Thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng Nhà nước đọc diễn văn tại lễ kỉ niệm, Tổng bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sau phần nghi lễ, Chương trình diễu binh, diễu hành được bắt đầu bằng màn biểu diễn của phi đội máy bay trực thăng mang theo cờ Đảng, cờ Tổ quốc cùng phi đội máy bay tiêm kích chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trên bầu trời trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Tham gia chương trình diễu binh, diễu hành có 38 khối của lực lượng vũ trang (Quân đội, lực lượng dân quân 25 khối; lực lượng Công an 13 khối) và 12 khối diễu hành đại diện cho các tổ chức quần chúng… Ngoài ra, khối diễu binh của Quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia cùng tham gia chương trình. Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước góp phần khẳng định tầm vóc vĩ đại của chiến thắng lịch sử 30/04/1975, phát huy tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập tự do và thống nhất đất nước; bồi đắp, phát huy tinh thần, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời, lễ kỷ niệm cũng góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã anh dũng hy sinh xương máu, cống hiến trọn đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. |
NGUỒN NƯỚC TRONG THÁNG 5 ĐỦ CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Thực hiện: DUY HỌC Theo Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong tháng 5, nguồn nước tại các vùng trên cả nước cơ bản đáp ứng đủ cho sản xuất nông nghiệp. Tại miền núi phía Bắc, dự báo đến cuối tháng 5/2025, dung tích trung bình các hồ chứa đạt khoảng 46–78% dung tích thiết kế. Ở Bắc Trung Bộ, hiện đang bước vào giai đoạn cuối vụ đông xuân 2024–2025, dung tích hồ chứa trung bình dự kiến đạt 53%, bảo đảm nhu cầu nước cho sản xuất. Khu vực Nam Trung Bộ gieo trồng khoảng 357.700 ha cây trồng vụ đông xuân, nguồn nước cơ bản đáp ứng yêu cầu tưới tiêu. Với tình hình mực nước tại các công trình thủy lợi, thủy điện hiện nay và dự báo mưa trong thời gian tới, các hệ thống cơ bản đáp ứng kế hoạch sản xuất vụ hè thu 2025. Riêng hồ Ông Kinh (Ninh Thuận) đã cạn nước, cần dừng sản xuất trên diện tích khoảng 100 ha. |
GẠO VIỆT NAM CÒN NHIỀU CƠ HỘI TẠI THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI Thực hiện: QUANG DŨNG Châu Phi là một thị trường xuất khẩu gạo quan trọng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2017 - 2021, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang châu Phi có sự tăng trưởng tích cực, từ 411 triệu USD năm 2017 lên 692,6 triệu USD năm 2021. Đáng chú ý, gạo của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang châu Phi chủ yếu qua trung gian. Dù nhu cầu thị trường tăng, nhưng các doanh nghiệp ngại xuất sang thị trường này do sự minh bạch hóa thông tin về thị trường lúa gạo, xuất khẩu gạo còn thiếu. Bên cạnh đó, châu Phi là địa bàn xa xôi, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong khâu thanh toán, vận chuyển. Các chuyên gia nhận định, thời gian qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản xuất gạo tại đây dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực. Đây là cơ hội lớn nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá, tăng cường sự hiện diện của sản phẩm gạo Việt Nam tại châu Phi. |
Thực hiện THU TRANG – THANH THỦY – HÀ TRANG MC: Tháng 4 năm 1975 – Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử chính thức mở màn, đánh dấu đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm ấy, tạo nên bước ngoặt chiến lược dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trận đánh vào căn cứ Đồng Dù – được mệnh danh là "cánh cửa thép" án ngữ phía Tây Bắc Sài Gòn. Trận đánh này đã mở ra cánh cửa cho các cánh quân tiến thẳng vào nội đô, góp phần quyết định vào thắng lợi cuối cùng. Hôm nay, chúng tôi xin mời quý vị cùng trở lại những ngày tháng 4 rực lửa của năm 1975, qua ký ức của Cựu chiến binh Nguyễn Đình Độ – Trung đội trưởng Trung đội 2 Đại đội 8 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn tăng thiết giáp 273 Quân đoàn 3, trực tiếp tham gia trận đánh lịch sử tại căn cứ Đồng Dù. MC: Vâng! Thưa quý vị và các bạn! Chiến tranh đã lùi xa, nhưng những ký ức thì chưa bao giờ phai nhạt. Từ câu chuyện của người lính năm xưa, chúng ta càng hiểu rõ hơn giá trị của hòa bình hôm nay – để trân trọng, gìn giữ và sống xứng đáng với những hy sinh không thể đong đếm. |