MC: Thưa quý vị và các bạn! Sau trận sạt lở đất kinh hoàng năm 2024, thôn Làng Nủ tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai từng chìm trong đổ nát khiến bà con nơi đây phải đối mặt với muôn vàn khó khăn sau thiên tai, cuộc sống chật vật trong cảnh thiếu thốn, tạm bợ. Nhưng hôm nay, khi trở lại nơi đây, một Làng Nủ hoàn toàn khác với những con đường mới mở, những mái nhà kiên cố, những khóm hoa khoe sắc rực rỡ và đặc biệt là nụ cười lạc quan của bà con. Mời quý vị và các bạn theo dõi ghi nhận của Báo Nông nghiệp và Môi trường tại ngôi làng hạnh phúc. LÀNG NỦ - NGÔI LÀNG HẠNH PHÚC Thực hiện: DUY HỌC – QUANG DŨNG Đây là khu tái định cư Làng Nủ nằm trên đồi sim rộng 10 ha, gồm 40 nhà sàn dân sinh kiến túc người Tày có đầy đủ công trình phụ trợ. Ngoài ra, nơi đây còn xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng rộng 300 m2; một điểm trường gồm 2 lớp tiểu học và 2 lớp mẫu giáo có đầy đủ hệ thống viễn thông, điện nước. Với bà con Làng Nủ, khu làng này không chỉ dừng lại ở ý nghĩa tái định cư, mà nơi đây là sự khởi đầu mới, câu chuyện hồi sinh từ trong đổ nát do thiên tai gây ra. Câu chuyện đó được viết tiếp bằng những lớp dạy nghề thêu tay truyền thống như thế này và mở ra một trang mới cho cuộc sống bà con nơi đây. Chị HOÀNG THỊ MIÊN Thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai Trước đây tôi đi ruộng nương thôi, ngày nào cũng đi thế, chưa có nghề gì để làm. Hôm nay có công ty mở lớp như thế này rất vui để cho bà con có một nghề. Mong sao mọi người sẽ làm được để có công việc ổn định hơn. Bây giờ có công việc làm như thế này thì mình cũng mong muốn mình có thu nhập cao hơn, nhiều hơn để mình phát triển tốt hơn. Chị HỨA HẢI YẾN Xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai Trước đây tôi có may vá, thêu thù dân tộc Dao, tự làm tự bán nhưng thu nhập không ổn định, phải theo mùa. Hiện nay có lơp học thêu thủ công tôi rất mong được học và làm được để có thu nhập ổn định hơn, có công việc làm tại nhà và không phải xa gia đình. Trước đây, đa phần bà con đều quen với công việc đồng áng, canh tác truyền thống nên ban đầu còn bỡ ngỡ, chưa chủ động đăng ký các khóa học nghề mới. Một số bà con còn e ngại về thời gian học, lo lắng không theo kịp chương trình đào tạo hoặc chưa thấy rõ hiệu quả của việc chuyển đổi nghề. Tuy nhiên, nhờ sự tuyên truyền, vận động tích cực của chính quyền địa phương và các đoàn thể, bà con đã dần hiểu được lợi ích của việc học nghề. Bà VŨ THỊ TƯ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai Đây là khởi đầu rất tốt. được bà tích cực tham gia. Song song với đó, chúng tôi cũng đang phối hợp cùng Quỹ kết nối yêu thương, lan tỏa nhân ái chuẩn bị mở 1 lớp nón lá thủ công của đồng bào người Tày để bà con có thêm việc làm và thêm thu nhập. Ông NGUYỄN QUỐC CƯỜNG Phó Giám đốc Công ty Babeeni chi nhánh Lào Cai Sau khi bà con nhân dân được học tại chỗ, được các giáo viên truyền giảng trực tiếp. Sau khi học và nắm vững kỹ năng về nghề thì Công ty sẽ mang sản phẩm trực tiếp đến cho bà con tại gia đình và trong Làng Nủ. Những đường kim mũi chỉ của bà con Làng Nủ ngày hôm nay không chỉ thêu nên những nét hoa văn đẹp, mà còn "thêu" thêm niềm tin vào tương lai tươi sáng. Đây không phải điểm kết thúc, mà là khởi đầu cho hành trình đưa Làng Nủ trở thành "Ngôi làng hạnh phúc" - nơi câu chuyện phục hồi sau thiên tai được viết tiếp bằng những thành công cụ thể. |