Huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 73 hộ dân giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế bằng mô hình chăn nuôi dê và bò với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.
Hơn 3 tỷ đồng hỗ trợ 73 hộ dân thực hiện mô hình chăn nuôi
Đây là mô hình nuôi dê của anh Lê Văn Đô ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang với 3 con dê ban đầu được hỗ trợ từ “dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo”, đến nay tổng đàn dê của của gia đình anh đã được 10 con. Anh Đô chia sẻ, gia đình có ít đất canh tác nên kinh tế rất khó khăn, sau khi được nhà nước hỗ trợ dê để nuôi, gia đình đã có thêm công ăn việc làm nên kinh tế ngày càng phát triển.
Phát biểu Anh LÊ VĂN ĐÔ – Thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Hồi xưa mình không nuôi dê nên thời gian rãnh nhìu, giờ nuôi nên giúp mình tăng thêm thu nhập. Nuôi dê rất dễ chỉ cho ăn trái cây thwuaf và rau cỏ là được…”
Thực hiện Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng, đến nay trên địa bàn huyện Châu Thành A đã xây dựng được 8 dự án nuôi dê thương phẩm, 1 dự án nuôi bò, với 73 hộ dân tham gia gồm; hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có chủ hộ là nữ, hộ đồng bào dân tộc thiểu và người khuyết tật.
Phát biểu Ông LÊ HOÀNG NHÂN – Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang: “Đối với địa phương thì thấy mô hình này rất hay, phù hợp với điều kiện địa bàn huyện, rất mong thời gian tới được cấp trên tiếp tục hỗ trợ kinh phí, để tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc giảm nghèo bền vững”
Qua thời gian thực hiện dự án đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình. Một số hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, người dân còn được tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham quan trải nghiệm thực tế các mô hình hiện có. Mô hình chăn nuôi còn tác động tích cực đến nhận thức của người dân, làm quen với hình thức tập thể, tổ hợp tác, gắn kết người dân cùng chung sản xuất., thay đổi tập quán và phương thức sản xuất. Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển chăn nuôi bền vững.