Chăn nuôi không tiếp xúc + Vaccine Dacovac-ASF2 thắng dịch tả lợn Châu Phi
Thứ Năm 17/07/2025 , 07:51 (GMT+7)
Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi không tiếp xúc cộng sử dụng vaccine dịch tả lợn Châu Phi Dacovac-ASF2, ông Đỗ Văn Lê ở Thái Nguyên đã thành công ở lứa lợn đầu tiên.
Chăn nuôi không tiếp xúc + Vaccine Dacovac-ASF2: Công thức thắng dịch tả lợn Châu Phi
Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) đã và đang trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất với người chăn nuôi lợn tại Việt Nam bởi chúng gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng nặng nề, nhất là với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ.
Tại xã Nam Hòa, tỉnh Thái Nguyên, dịch tả lợn Châu Phi thường xuyên bùng phát khiến nhiều nông hộ lâm cảnh lao đao, trắng tay, cụt vốn. Tuy nhiên, câu chuyện thành công của ông Đỗ Văn Lê, một hộ chăn nuôi lợn tại xã Nam Hòa đã cung cấp cho bà con nông dân một giải pháp thích ứng hiệu quả với dịch tả lợn Châu Phi thông qua kỹ thuật chăn nuôi không tiếp xúc + sử dụng vaccine Dacovac-ASF2.
Tìm hiểu qua các báo, đài và được giới thiệu bởi cửa hàng thuốc thú y trong xã, ông Lê biết đến vaccine Dacovac-ASF2 phòng dịch tả lợn Châu Phi do Tập đoàn Dabaco Việt Nam sản xuất.
Dù ban đầu còn nhiều đắn đo, nhưng ông Lê đã mạnh dạn sử dụng vaccine Dacovac-ASF2 thử nghiệm trên 25 con lợn thịt trong tổng số đàn lợn 50 con của gia đình.
Trích phỏng vấn
Ông ĐỖ VĂN LÊ
Xã Nam Hòa, tỉnh Thái Nguyên
“Cũng lo dịch bệnh đấy. Trong vùng này có một số nhà không tiêm, dịch bệnh nổ ra, cứ phải gọi là lan tràn.” (Thử tìm đoạn phỏng vấn khác xem sao, đoạn này hơi cụt và chưa rõ ý lắm)
Sau khoảng 2 - 3 tuần tiêm vaccine Dacovac-ASF2, ông Lê phát hiện trên đàn lợn không tiêm vaccine có dấu hiệu bỏ ăn, chậm lớn, trong đó một con đã chết. Ngược lại, toàn bộ 25 con được tiêm vaccine vẫn ăn uống bình thường, phát triển tốt và không có biểu hiện bất thường nào.
Đến nay, đàn lợn đã đạt trọng lượng trung bình gần 100 kg/con. Với giá bán dao động khoảng 63.000 - 65.000 đồng/kg, ông Lê dự kiến thu về lợi nhuận khoảng 1 triệu đồng mỗi con, sau khi trừ hết chi phí thức ăn, vaccine và công chăm sóc.
Trích phỏng vấn
Ông ĐỖ VĂN LÊ
Xã Nam Hòa, tỉnh Thái Nguyên
“Tôi đã tiêm vaccine dịch tả lợn Châu Phi này cho 25 con, lúc mới 40 cân hơi. Giờ chúng đã đạt gần một tạ, chuẩn bị xuất chuồng. Lứa sau tôi vẫn tiếp tục sử dụng vaccine này”.
Từng là người còn e dè trước sản phẩm mới, giờ đây ông Lê lại trở thành địa chỉ được bà con chăn nuôi trong vùng tìm đến để tham khảo kinh nghiệm và chia sẻ lợi ích khi sử dụng vaccine Dacovac-ASF2 kết hợp chăn nuôi không tiếp xúc.
Dacovac-ASF2 là sản phẩm vaccine dịch tả lợn Châu Phi thứ ba tại Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp phép lưu hành thương mại từ ngày 28/2/2025. Việc Dacovac-ASF2 được cấp phép lưu hành đã cung cấp thêm cho người chăn nuôi giải pháp an toàn sinh học hiệu quả trong việc phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
Trong quá trình tiếp xúc và sử dụng vaccine phòng dịch tả lợn Châu Phi Dacovac-ASF2, ông Đỗ Văn Lê còn được tiếp cận và học hỏi thêm biện pháp kỹ thuật chăn nuôi không tiếp xúc rất phù hợp chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ như gia đình ông.
Chăn nuôi không tiếp xúc là kỹ thuật đơn giản, có thể áp dụng phổ biến với chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ do Công ty TNHH Giống vật nuôi Amafarm nghiên cứu đúc kết được trong quá trình thích ứng với bệnh dịch tả lợn Châu Phi.
Kỹ thuật này bao gồm các biện pháp như: xây dựng hệ thống lưới để ngăn côn trùng, động vật hoang dã và chuột; sát trùng thức ăn trước khi đưa vào chuồng; hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp của con người với vật nuôi. Kỹ thuật này không chỉ giúp phòng chống dịch tả lợn Châu Phi mà còn có thể bảo vệ đàn lợn khỏi các loại dịch bệnh khác.
Để áp dụng hiệu quả, bà con nông dân cần trang bị hệ thống lưới, xây dựng kênh mương khép kín để duy trì nước vôi sát trùng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình phun, sát trùng và tiêu độc trang trại, đồng thời hạn chế tối đa việc con người tiếp xúc trực tiếp với lợn.