Về Thánh đường Hồi giáo duy nhất ở Hà Nội dự lễ Ramadan
Thứ Tư 27/04/2022 , 15:37 (GMT+7)Nhân dịp lễ Ramadan 2022, diễn từ 1/4 đến 1/5, Thánh đường Al-Noor tại 12 Hàng Lược, Hoàn Kiếm, Hà Nội mở cửa trở lại sau đại dịch Covid-19. Al-Noor là thánh đường Hồi giáo duy nhất của Hà Nội nói riêng và toàn miền Bắc nói chung.
Công trình đi vào hoạt động từ năm 1890, do nhóm cộng đồng người Ấn từ Bombay (nay là Mumbai, Ấn Độ) quyên góp xây dựng. Trong suốt tháng lễ “nhịn ăn” này, tất cả các tín đồ đạo Hồi đều phải thực hiện nghiêm túc quy định: không ăn, không uống, áp dụng từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn.
.jpg)
Hàng năm, Thánh đường 12 Hàng Lược là nơi diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo trang nghiêm của cộng đồng Hồi giáo Bắc bộ; đồng thời tạo không gian chia sẻ, giao lưu cho người Hồi sống và làm việc tại Việt Nam.

Không riêng gì dịp lễ Ramadan, người Hồi giáo có quy định hành lễ 5 lần mỗi ngày. Trong hình là ông Azhar Rizal, người Indonesia, đảm nhận đọc kinh Qur'an tại Thánh đường Al-Noor. Thông thường, chỉ những người có kiến thức nhất định, được cộng đồng tín nhiệm, mới có thể đứng ra xướng lễ.

Ông Azhar Rizal đã sống và làm việc ở Việt Nam hơn 10 năm. Sau gần 2 năm dịch Covid-19 hoành hành, phải hạn chế các hoạt động tôn giáo tập thể, thì lễ Ramadan năm nay được ông Azhar quý trọng hơn nhiều. Ông cho hay: “Ở Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chúng tôi rất ít nên mỗi khi có cơ hôi gặp nhau thì vui lắm. Thánh đường không chỉ là nơi gìn giữ phong tục tập quán, mà còn là ‘ngôi nhà chung' cho nhiều gia đình đạo Hồi. Chúng tôi may mắn có nơi này để giao lưu, chia sẻ”.

Cuốn kinh Qur'an trang trọng bên trong Thánh đường, yêu cầu người xem rửa tay thật sạch trước khi đọc.

Vì đang là tháng lễ quan trọng nên số lượng tín đồ đến Thánh đường đông hơn mọi khi. Đặc biệt là vào thứ 6 hàng tuần - ngày “linh thiêng” nhất theo quan niệm Hồi giáo. Trong lúc cầu nguyện, nam giới đạo Hồi thường mặc trang phục truyền thống, phổ biến với kiểu “áo dài" Kurta và mũ vải tròn.

Tuy vậy, một số tín đồ Hồi giáo Việt Nam có thể ăn vận đơn giản hơn. Trong hình là cảnh cầu nguyện trong gian phòng chính của Thánh đường. Khu vực này chỉ cho phép nam giới vào hành lễ.

Hoạt động cầu nguyện (salat) là cách để người Hồi giáo bày tỏ lòng tôn kính với Thánh Allah. Trong nghi thức này, các tín đồ lặp lại quy trình: đứng, cúi chào, quỳ lạy, và ngồi trên mặt đất. Ở mỗi tư thế, các tín đồ phải nhẩm đọc một câu thơ hoặc lời cầu nguyện cụ thể.

Phụ nữ Hồi giáo mặc khăn choàng Hijab che kín thân thể. Nghi thức cầu nguyện của họ được thực hiện riêng biệt bên trong phòng kín. Đây là không gian kín đáo, được ngăn cách lại bằng rèm vải dày dặn, nam giới muốn vào phải được toàn bộ người bên trong cho phép.

Chị Asmah là người Hồi giáo gốc An Giang, từ khi cùng chồng chuyển đến Hà Nội công tác, gia đình chị thường xuyên đến Thánh đường Al-Noor để duy trì nếp sống tôn giáo. Đây cũng là nơi để anh chị dạy con về đạo Hồi, đồng thời giao lưu, chia sẻ với cộng đồng Hồi giáo Hà Nội.

Thánh đường Al-Noor đều đặn tổ chức bữa ăn từ thiện xuyên suốt tháng Ramadan. Năm nay, cô Hera - chủ nhà hàng Batavia, chuyên đồ ăn Indonesia - đã 3 lần tài trợ đồ ăn miễn phí cho các tín đồ Hồi giáo.

Đối với những ai yêu quý văn hóa Hồi giáo thì Thánh đường Al-Noor cũng là nơi cung cấp nhiều kiến thức. Ở đây lưu giữ rất nhiều kinh Qur'an cổ, ghi chép bằng đủ thể loại ngôn ngữ: Anh, Ả Rập, Ấn Độ, Việt Nam…

Đến tham dự lễ Ramadan còn có một số bạn trẻ ngoại đạo, là học sinh/sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Theo Hà Phương, sinh viên khoa Ngôn ngữ Ả Rập, trường Đại học Ngoại ngữ, em và các bạn đã có trải nghiệm thú vị khi lần đầu tham quan Thánh đường. Trước khi vào cổng, các em giúp nhau quấn khăn đội đầu để phù hợp với quy định tôn giáo. “Những trải nghiệm từ việc tập quấn khăn Hijab đến cơ hội luyện tập tiếng Ả Rập với người bản địa, đều giúp mình hiểu thêm về văn hóa người Hồi giáo”, Hà Phương (giữa) tâm sự.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống
(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy
![[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/baotainguyenmoitruong.vn/2023/08/31/anh-dai-dien.jpg)
[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.