Về miền chiếu cói Ngan Dừa
Chủ Nhật 18/04/2021 , 07:39 (GMT+7)Là vùng đất thuận lợi cho cây lác, nguồn nguyên liệu chính giúp người dân ở Thị trấn Ngan Dừa (huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) phát triển nghề dệt chiếu từ bao đời nay.
Nằm trong địa phận thuộc dòng chảy của con sông Hậu, Ngan Dừa là vùng trũng bị nhiễm phèn - điều kiện rất thuận lợi cho việc trồng cây lác, nguồn nguyên liệu giúp người dân làm chiếu chủ và cũng tiết kiệm được chi phí khi làm chiếu.

Cây lác (còn gọi là cói) được vận chuyển về Ngan Dừa từ khắp các nơi trong vùng. Đây là loại cây thân thảo, mềm, xốp, mọc hoang nơi đầm lầy hoặc trồng trên ruộng chua phèn.
Ấn tượng đầu tiên khi đến làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa là hai bên đường phơi toàn là lác và cả những chiếc chiếu mới tinh còn thơm mùi. Toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất là ở ấp Thống Nhất.

Vào làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa, ấn tượng đầu tiên là hai bên đường phơi toàn là lác.

Những bó lác nguyên liệu sử dụng để dệt chiếu…

… sau khi được đem phơi khô, sợi lác được chẻ làm hai, phơi một nắng rồi nhuộm phẩm bốn màu: đỏ, xanh, vàng, tím. Sự khéo léo của người thợ là phối kết những sợi cói đã nhuộm để dệt nên hình hoa lá và những chữ Nho (thường là Phước, Lộc, Thọ) trên tấm chiếu.
Để làm ra một chiếc chiếu Ngan Dừa, cần phải trải qua nhiều công đoạn với sự tỉ mẩn và miệt mài của người thợ. Đầu tiên là chẻ lác, công đoạn đòi hỏi sự khéo léo vì cọng lác yếu và mềm nên rất khó chẻ nhỏ ra làm nhiều sợi. Nhưng chỉ với một cây dao nhỏ, qua tay người thợ, một cọng lác sẽ nhanh chóng được chẻ làm 5-6 sợi đều tăm tắp.

Bàn tay khéo léo của người phụ nữ ở làng nghề dệt chiếu truyền thống Ngan Dừa đang khéo léo phối hợp chuồi từng sợi lác vào chiếc go rồi dập xuống nhịp nhàng.

Chị Nguyễn Thị Tám, 46 tuổi, ngụ tại ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa thoăn thoắt chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go khi dệt chiếu.

Công đoạn dệt thường cần 2 người phối hợp với nhau nhịp nhàng và hình ảnh những người phụ nữ tỉ mẩn chuồi từng cọng lác mỏng manh, tiếng go dập cọc cạch đi dọc cái thị trấn vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu này.
Lác nguyên liệu sau được đem phơi khô, rồi tùy nhu cầu chiếu trắng hay chiếu màu mà người thợ nhuộm cho phù hợp. Cuối cùng, công đoạn quan trọng nhất là công đoạn dệt, thường phải có 2 người phối hợp với nhau: Một người chuồi, sắp xếp từng sợi lác theo từng màu vào go, người kia thì thoăn thoắt dập, úp, ngửa thân go rồi xoay trái, xoay phải bẻ bìa để khít từng sợi lác. Theo nhiều thợ dệt chiếu lâu năm, do thổ nhưỡng đất và nước tại Ngan Dừa trong lành nên cọng lác chẻ ra luôn trắng ngần, đẹp mắt, chiếu Ngan Dừa nhờ đó càng trở nên bền, đẹp.

Dệt xong, chiếu được “tém” bốn biên chiếu bằng vải điều, gọi là may biên. Lại phơi thêm vài nắng nữa cho chiếu khô ráo, thơm tho trước khi chào bán.

Nghề dệt chiếu Ngan Dừa hiện đang phát triển khá mạnh khi toàn thị trấn có khoảng 15 dòng tộc với hàng trăm hộ chuyên sống bằng nghề làm chiếu, trong đó tập trung nhiều nhất ở ấp Thống Nhất.
Bình quân mỗi người ở Ngan Dừa trong một ngày có thể dệt được 4 đến 5 đôi chiếu chợ (chiếu hàng) hoặc 2 đôi chiếu đặt (đặt riêng theo yêu cầu, có chất lượng tốt, dày dặn và kín kẽ hơn). Tuy nhiên, khó và kỳ công nhất là dệt chiếu bông có chữ “Trăm năm hạnh phúc”, “Vu quy” hay chữ “Song hỷ” dành cho các cặp vợ chồng mới cưới khi phải mất 2, 3 ngày mới dệt được một đôi.

Hãi hùng phế phẩm động vật đổ tràn lan giữa lòng thành phố Vinh
Phế phẩm động vật như đầu trâu, đầu bò, nội tạng… chất đống tại một điểm tập kết của thành phố Vinh, ruồi nhặng ken đặc cả một vùng.

Thủ tướng thăm các gian hàng OCOP, nhận khăn thổ cẩm của đồng bào Thái
Chiều 22/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghé thăm các gian hàng OCOP trước khi chủ trì hội nghị tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và giảm nghèo.

Lo sợ bị cô lập, nhiều người dân Thái Nguyên bắt đầu chạy lụt
Mưa không ngớt từ tối 20/6 khiến nhiều khu vực tại TP Thái Nguyên bị ngập nặng, thậm chí có nguy cơ bị cô lập do nước dâng nhanh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Sáng 21/6, Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo Bộ, ngành đã tham quan Hội Báo toàn quốc 2025.

124 cơ quan báo chí quy tụ tại Hội báo toàn quốc năm 2025
Sáng 19/6, tại Hà Nội, trong không khí rộn ràng và trang trọng, Hội Báo toàn quốc năm 2025 đã chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tặng giống mới cho nông dân Hải Dương
Hai mô hình nuôi cá rô 78 và gà lai 18M1 được hệ thống khuyến nông hỗ trợ giống, hướng tới liên kết tiêu thụ và phát triển sản xuất bền vững.