| Hotline: 0983.970.780

UNEP kêu gọi hiệp ước toàn cầu chấm dứt ô nhiễm nhựa

Chủ Nhật 01/06/2025 , 07:07 (GMT+7)

Từ lễ mít tinh ở Hạ Long, Liên hợp quốc kêu gọi xây dựng hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt ô nhiễm nhựa.

Sáng 1/6, khoảng 1.000 đại biểu Trung ương và địa phương đã tham dự Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và phát động Tháng hành động vì Môi trường năm 2025, tổ chức tại Quảng trường 30/10, TP Hạ Long (Quảng Ninh).

Bà Inger Andersen, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành UNEP. Ảnh: UNEP.

Bà Inger Andersen, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành UNEP. Ảnh: UNEP.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ chiến dịch toàn cầu “Chống ô nhiễm nhựa” do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động, với mục tiêu huy động hành động chung nhằm kiểm soát toàn diện vòng đời của nhựa, từ thiết kế, sản xuất, tiêu dùng đến thu gom và tái chế.

Gửi thông điệp tới buổi lễ, bà Inger Andersen, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành UNEP cảnh báo, ô nhiễm nhựa đang lan rộng với tốc độ báo động, đe dọa mọi hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. “Dù sống ở bất kỳ đâu trên Trái đất, chúng ta đều chịu tác động của rác thải nhựa”, bà nói.

Theo UNEP, nếu không có biện pháp kiểm soát, đến năm 2040 lượng nhựa rò rỉ vào môi trường có thể tăng thêm 50%. Vi nhựa đã hiện diện trong thực phẩm, nguồn nước và không khí, tạo ra các rủi ro nghiêm trọng về y tế và môi trường.

Trước thực trạng này, UNEP đề xuất xây dựng một hiệp ước toàn cầu có tính ràng buộc pháp lý nhằm giải quyết triệt để ô nhiễm nhựa. Hiệp ước sẽ bao phủ toàn bộ vòng đời sản phẩm, hướng đến thiết kế bền vững, giảm sử dụng nhựa một lần và tăng cường tái chế. Hơn 170 quốc gia đã tham gia tiến trình đàm phán, với mục tiêu hoàn tất văn kiện vào năm 2025.

Tác động của ô nhiễm nhựa đang hiện diện rõ nét tại nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ước tính mỗi năm, Việt Nam phát sinh khoảng 3,9 triệu tấn rác thải nhựa, phần lớn chưa được thu gom và xử lý đúng cách, đặc biệt ở các thành phố ven biển và khu vực đông dân cư.

Nhằm từng bước kiểm soát tình trạng này, từ năm 2022, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp rác thải nhựa. Mục tiêu đến năm 2030 gồm: giảm 75% lượng rác thải nhựa trên biển và loại bỏ hoàn toàn túi nylon khó phân hủy tại các hệ thống bán lẻ hiện đại.

Tại lễ mít tinh ở Quảng Ninh, nhiều hoạt động hưởng ứng đã được triển khai như chiến dịch thu gom rác ven biển, hội thảo về kinh tế tuần hoàn và mô hình tái chế, chương trình truyền thông cộng đồng về giảm thiểu sử dụng nhựa một lần.

Theo các chuyên gia môi trường, thay đổi hành vi tiêu dùng là yếu tố then chốt, nhưng cần đi cùng với chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất bao bì sinh học, đầu tư cho hệ thống thu gom, tái chế và hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải.

UNEP hiện là cơ quan điều phối chính về môi trường của Liên hợp quốc, với vai trò hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và hoạch định chính sách môi trường cho các nước đang phát triển. Trong những năm qua, tổ chức này đã hỗ trợ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, triển khai mô hình phân loại rác tại nguồn, nâng cấp hạ tầng xử lý rác và nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Hiệp ước toàn cầu chấm dứt ô nhiễm nhựa, nếu được thông qua vào năm 2025, được kỳ vọng sẽ tạo ra khung pháp lý quốc tế đầu tiên kiểm soát toàn diện rác thải nhựa. Với sự tham gia tích cực của cộng đồng quốc tế và các quốc gia như Việt Nam, đây có thể là bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực chung bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người khỏi một trong những vấn đề môi trường cấp bách nhất hiện nay.

Lễ Mít tinh trọng thể hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6) và phát động Tháng hành động vì Môi trường năm 2025 do Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức; Báo Nông nghiệp và Môi trường là đơn vị thực hiện.

Sự kiện năm nay mang chủ đề toàn cầu “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động.

Các đơn vị đồng hành chương trình gồm: Petrolimex, PV GAS, Petrovietnam, TKV, Vinamilk, La Vie, VIMC, EVNGENCO1, URENCO…

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

TP HCM gỡ vướng quản lý chất thải rắn sau sáp nhập hành chính

TP HCM cần phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Nguyên nhân thời tiết khác biệt trong cùng hoàn lưu bão số 3

Sáng 22/7, dù cùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 nhưng thời tiết các khu vực khác nhau lại khác biệt rõ rệt: Có nơi mưa to gió lớn, có nơi lại hửng nắng.

5 Luật mới định hình tương lai khoa học công nghệ Việt Nam

Quốc hội thông qua 5 đạo luật nhằm tháo gỡ điểm nghẽn trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Thanh Hóa huy động 150 người khắc phục sự cố đê Tam Điệp - Bỉm Sơn

Chiều ngày 22/7, đê sông Tam Điệp - Bỉm Sơn xảy ra sự cố sụt lún với chiều dài 150m, chính quyền địa phương đã nhanh chóng gia cố đảm bảo an toàn.

Bình luận mới nhất