‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Việt Khánh - Chủ Nhật, 06/10/2024 , 07:21 (GMT+7)

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thạc sĩ Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh Nhà khoa học của nhà nông năm 2024. Ảnh: VT.

Những cột mốc đáng nhớ

Mới đây Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ 5 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ X năm 2024.

Hoạt động nhằm khơi dậy niềm tự hào trí tuệ Việt Nam và phát tiết đam mê sáng tạo trong các tầng lớp nông dân, của các nhà khoa học, từ đây đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo bước đột phá trên từng bờ xôi ruộng mật.

Qua 2 cấp Hội đồng, Ban Tổ chức đã lựa chọn, tôn vinh 56 “Nhà khoa học của nhà nông”. Tỉnh Nghệ An vinh dự đóng góp 1 cá nhân tiêu biểu là Thạc sĩ Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, người sở hữu “bảng vàng” đáng ngưỡng mộ xoay quanh những công trình nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng.

Bà Võ Thị Nhung có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Trong chặng đường đã đi, bà Võ Thị Nhung đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ gầy dựng được tiếng vang. Về cấp tỉnh nổi bật phải kể đến đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống lúa mới thích hợp với điều kiện sinh thái tỉnh nghệ An”.

Từ hơn chục bộ giống đại trà, qua khảo nghiệm đã tuyển chọn ra giống N25 sở hữu đặc tính ngắn ngày, thơm, ngon, mềm, dẻo…, được các cấp ngành và bà con nông dân đánh giá cao. Khi đưa vào cơ cấu N25 còn có thêm nhiều ưu thế, kết quả đối chứng cho năng suất vượt trội các giống cũ từ 10 - 15%, tại vụ xuân đạt bình quân 70 - 75 tạ/ha, vụ hè thu - mùa đạt 65 tạ/ha.

Đặc biệt là trong lĩnh vực khảo nghiệm, chọn tạo giống. Ảnh: Việt Khánh.

Ở cấp Trung ương, vai trò của Thạc sĩ Võ Thị Nhung còn thể hiện sâu đậm qua dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm VSV cải tạo đất sản xuất lạc theo hướng bền vững”, đây là dự án do Bộ KH-CN ủy quyền cho địa phương quản lý với mục tiêu sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất để cải thiện độ phì nhiêu, nâng cao ẩm độ cho đất nhằm mục đích tăng năng suất cho cây lạc, góp phần phát triển thương phẩm mặt hàng này. Diễn biến tại các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu rất khả quan, tăng năng suất khoảng 10%, tăng hiệu quả kinh tế 10 - 15%.

Không dừng lại ở đó, bà Võ Thị Nhưng còn góp nhiều công sức, tâm huyết tại hàng loạt dự án cấp Bộ khác, bao gồm: Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất rau hữu cơ; Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất bưởi đỏ; Chuyển giao và phát triển giống lúa DCG72 (Khang dân 18 cải tiến) ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An; sản xuất giống lạc, đậu tương giai đoạn 2011 – 2020; sản xuất thử giống lúa PC26 tại các tỉnh phía Bắc...

Tâm huyết với nghề

Trên cương vị là Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, hay trước đó là Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An, Thạc sĩ Võ Thị Nhung luôn chủ động đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống.

Công việc tưởng chừng khá giản đơn nhưng thực chất chẳng khác nào mò kim đáy bể. Để lựa chọn ra những bộ giống ưu việt nhất, hàng năm bà Nhung cùng các cộng sự phải tiến hành sàng lọc, theo dõi tỉ mẩn khoảng 200 giống lúa thuần, 150 giống lúa lai và 40 – 50 giống cây trồng khác như lạc, ngô, đậu, chè, chanh leo, các loại rau, củ…

Các nghiên cứu mang lại nhiều quyền lợi thiết thực cho nông dân trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Từ kết quả thực tiễn, bà Nhung đã chỉ đạo đơn vị tham mưu, bổ sung vào bộ giống sản xuất chính thức của tỉnh hàng chục giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, điển hình như lúa lai Kinh Sở ưu 1588, Thiên nguyên ưu 16, Thiên nguyên ưu 9; các giống lúa thuần SL9, Hương Thuần 8, Gia lộc 105, Khang dân cải tiến (DCG72), N25; giống lúa thuần SL9, Hương Thuần 8, Gia lộc 105, Khang dân cải tiến, Q5; giống lạc QH25; giống ngô HUA601…

Thạc sĩ Võ Thị Nhung đã gắn bó với ngành nông nghiệp Nghệ An hơn 26 năm cùng những thành quả ngọt ngào, đây là kết tinh của quá trình phấn đấu bền bỉ và kiên trì.

Dành nhiều tâm huyết, sức lực nhằm mang đến cho nhà nông những nền tảng vững bền nhất là điều mà Thạc sĩ Võ Thị Nhung theo đuổi chặng đường đã qua. Ảnh: Việt Khánh.

“Xuyên suốt những năm công tác tôi luôn quan tâm và dành nhiều tâm huyết, sức lực hòng tìm ra những bộ giống mới cùng nền tảng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phù hợp để chuyển giao cho nhà nông nhằm từng bước giảm dần sức người, lại nâng cao giá trị kinh tế trên từng bờ vùng bờ thửa.

Dù công tác ở vị trí nào cũng phải nêu cao trách nhiệm, tinh thần cống hiến, sát sao với cơ sở. Có sâu sát mới nắm rõ thực tiễn sản xuất, mới hiểu tâm tư, nguyện vọng của người sản xuất, của chính quyền địa phương, của doanh nghiệp và đối tác”, Nhà khoa học của nhà nông năm 2024 khẳng định.

Việt Khánh
Tin khác
Từ Ngày thống nhất đất nước, nghĩ về một nền nông nghiệp thống nhất
Từ Ngày thống nhất đất nước, nghĩ về một nền nông nghiệp thống nhất

Thống nhất đất nước - dựng xây nông nghiệp, để mỗi mùa vụ xanh là mỗi bước tiến của một quốc gia hạnh phúc.

Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.