Nghề nông trong ca dao, dân ca Quảng Ngãi: [Bài 2] Xứ sở của trăm nghề

Lê Hồng Khánh - Thứ Hai, 08/04/2024 , 06:27 (GMT+7)

Trong ca dao Quảng Ngãi, có khá nhiều những câu gắn với làng nghề trồng rau, cây rau mang ý vị khôi hài, tinh nghịch.

Ở đây mía ngọt đường nhiều

Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi

Do có được sự phù hợp về thung thổ, cây mía dần dần phát triển và trở thành cây trồng đặc chủng truyền thống của Quảng Ngãi. Ngay từ thời nhà Nguyễn, triều đình có lệ hằng năm đặt mua đường cát ở Quảng Ngãi. Điều đó cho thấy nghề trồng mía, làm đường ở Quảng Ngãi thuộc loại nổi bật nhất trong nước thời bấy giờ.

Ruộng lúa nước của người Hơ rê.

Trong bộ sách Đại Nam thực lục, do Quốc Sử quán triều Nguyễn ghi theo lối biên niên sử, hầu như năm nào triều đình cũng ứng tiền đặt mua đường cát ở Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chẳng hạn, năm 1836 (dưới triều vua Minh Mạng) triều đình đặt mua đường cát ở Quảng Ngãi 110 vạn cân, ở Quảng Nam 90 vạn cân; năm 1842 (dưới triều vua Thiệu Trị) đặt mua Quảng Ngãi 800.000 cân đường cát, Quảng Nam 600.000 cân đường cát. Tất nhiên số đường do triều đình đặt mua chỉ mới là một phần nhỏ sản lượng thực có, nhưng qua những số liệu này, có thể phỏng đoán Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh trồng mía làm đường nhiều nhất trong nước, trong đó Quảng Ngãi thịnh hơn hẳn.

Đồng nào rộng bằng đồng Thi Phổ

Thổ nào cao bằng thổ Ba Tơ

Em thương anh chín đợi, mười chờ

Mía kia lên ngọn trổ cờ đã lâu.

Việc trồng phổ biến cây mía và làm đường cát là một cách chọn lựa khá đúng đắn, trong điều kiện đất gò ở Quảng Ngãi khá nhiều và có rất nhiều chân đất không phù hợp cho trồng lúa, nhất là khi vấn đề giải quyết nước tưới rất khó khăn.

Nghề trồng mía và kỹ thuật chế biến mía đường không những đem lại nguồn lợi  không nhỏ cho người nông dân Quảng Ngãi mà còn đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước, vì đường và các sản phẩm từ đường là một trong những nguồn hàng xuất khẩu quan trọng trong nhiều thế kỷ. Quảng Ngãi được mệnh danh là “đất mía quê đường” và là miền đất nhiều quyến rũ, gọi mời:

Ở đây mía ngọt đường nhiều

Tìm trai xứ Quảng mà yêu cho rồi.

Núi Ấn- sông Trà (Quảng Ngãi).

Trồng dâu, nuôi tằm là một nghề thu hút khá nhiều lao động khu vực nông thôn, nhất là ở các vùng bãi bồi ven các sông như Trà Khúc, Phước Giang, sông Vệ. Từ tháng Giêng đến tháng 9, tháng nào cũng nuôi được tằm. Bước qua mùa đông (tháng 10 đến tháng Chạp) trời rét, lá dâu vàng rụng nên việc nuôi tằm thưa thớt. Xóm làng yên ả với những đồng lúa, bãi dâu, chòi mía trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương trong tâm thức bao người:

Ai về Quảng Ngãi mà xem

Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng

Xóm thôn sực nức mùi đàng

Nhắp chè Tam Bảo luận bàn văn chương.

Trồng đỗ phụng (lạc) và ép đỗ phụng lấy dầu cũng là nghề khá phát triển ở miền quê Quảng Ngãi. Cây đỗ phụng có thể được trồng xen canh, luân canh với các giống cây lương thực khác, vừa cải tạo đất, vừa mang lại nguồn lợi đáng kể cho người nông dân: hạt có thể được luộc, rang để ăn, làm nguyên liệu chế biến đường kẹo, hoặc ép lấy dầu; bã còn lại sau khi ép làm thức ăn cho gia súc; cây đậu là nguồn phân xanh rất tốt cho các loại cây trồng.

Củ lang Đồng Ngỗ

Đỗ phụng Hà Nhung

Chàng bòn thiếp mót đổ chung một gùi

Chẳng qua duyên nợ sụt sùi

Phải hay cớ sự, bỏ cái gùi ta đi.

Ngoài các loại cây lương thực chủ lực (lúa, bắp, khoai, đậu) các giống cây nguyên liệu thủ công nghiệp (mía, dâu tằm), người nông dân Quảng Ngãi còn trồng cây chè (ở vùng trung du), thuốc lá, đặc biệt là trồng rau và chế biến giá đỗ. Vùng đất đồi Minh Long, Nghĩa Hành, vùng trung du các huyện Sơn Tịnh, Bình Sơn nổi tiếng với nhiều giống chè xanh, nước thơm, vị đậm:

   Bình Khương sánh với Bình An

    Bên em chè đậm, bên anh khoai nhiều.

Nông dân Quảng Ngãi dự trữ thức ăn cho trâu bò, bằng cách chất rơm rạ đã phơi khô thành từng ụ.

Những vùng đất soi phì nhiêu ven sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ trồng nhiều thuốc lá và rau xanh. Hạ lưu sông Trà Khúc, cả bên tả ngạn lẫn hữu ngạn, do ưu thế về đất đai, nguồn nước, đặc biệt là nơi tiêu thụ (gần tỉnh lỵ Quảng Ngãi, phố buôn bán Thu Xà, cửa Sa Kỳ, cửa Đại (vận chuyển ra đảo Lý Sơn và những nơi khác bằng đường biển), từ lâu đã hình thành nhiều vùng rau xanh có tiếng như  Thanh Khiết (Nghĩa Hoà, Tư Nghĩa), Ba La (Nghĩa Dõng, thành phố Quảng Ngãi), Sung Tích (Tịnh Long, SơnTịnh), Thọ Lộc, Ngân Giang (Tịnh Hà, Sơn Tịnh)...

Cũng vất vả sớm chiều như cấy lúa, trồng mía, nhưng đời sống những người trồng rau xanh có phần dễ xoay xở hơn vì thường xuyên có đồng tiền mặt từ việc bán rau hàng ngày, vả lại lao động trồng rau cũng không quá nặng nhọc như trồng lúa, làm mía. Phải chăng vì thế mà tính tình người vùng rau có phần dí dỏm, xởi lởi, thích trêu đùa, cười cợt lẫn nhau? Trong ca dao Quảng Ngãi, có khá nhiều những câu gắn với làng nghề trồng rau, cây rau mang ý vị khôi hài, tinh nghịch:

Chanh chua thì khế cũng chua

Chanh bán có mùa, khế bán đồng niên

Không ai san sẻ chút duyên

Tui đi tới muộn hò xiên rồi về.

Hay 

Ba La đất tốt trồng hành

Đã xinh con gái lại lành con trai

Vạn Tượng những chông những gai

Con gái mốc thích, con trai đen sì.

Là đùa nghịch vậy thôi, Ba La, Vạn Tượng (nay đều thuộc thành phố Quảng Ngãi) là những làng ven sông, cùng nổi tiếng với nghề trồng rau xanh từ nhiều thế kỷ.

Nói đến nghề trồng trọt, sẽ là rất thiếu sót nếu chưa nhắc đến Lý Sơn, mảnh đất được mệnh danh là vương quốc tỏi, được cả nước biết đến với nghề trồng hành tỏi, làm nên những sản phẩm mà nay đã được công nhận là thương hiệu quốc gia:

Chiều chiều nước cạn bày gò

Để em xách mủng ra mò rau đông

Anh đi đội đất trồng hành

Nuôi con nuôi cái, sắm sanh cửa nhà.

Sống tận ngoài lao, vây quanh bốn bề là biển cả mà lại dựa vào việc trồng hành để «nuôi con nuôi cái, sắm sanh cửa nhà», đủ biết nghề nông quan trọng với đời sống người dân Quảng Ngãi biết nhường nào.

[1] Lê Hồng Khánh. “Ca dao Quảng Ngãi- sưu tầm, chọn lọc, chú giải, bình luận”, NXB Thông tin và Truyền thông, HN, 2014. (Những câu ca dao sử dụng trong bài viết đều trích từ cuốn sách này).

Lê Hồng Khánh
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.