Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Bảo Thắng - Thứ Ba, 19/11/2024 , 13:30 (GMT+7)

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Cán bộ kiểm lâm đi thực địa tại vùng thí điểm đo trữ lượng carbon tại TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Quỳnh Hương.

Khi dư địa không còn

Bài liên quan

Theo Cục Lâm nghiệp, tính đến cuối năm 2023 Việt Nam có hơn 14,8 triệu ha rừng, bao gồm cả phần diện tích chưa đủ tiêu chí tính tỷ lệ che phủ. Trong đó, rừng tự nhiên là hơn 10,1 triệu ha và rừng trồng là gần 4 triệu ha. Xét trên bình diện thế giới, Việt Nam được xem là quốc gia có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon rừng. 

Cụ thể hơn, các vùng Đông Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên được xem là có khả năng lớn nhất trong việc khai thác nguồn cung này. Tính toán sơ bộ cho thấy, vùng Đông Bắc có diện tích rừng tự nhiên hơn 2,3 triệu ha, tương ứng với lượng giảm phát thải (hấp thụ) ròng lên đến hơn 21 triệu tấn CO2e/năm. Vùng Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có tương ứng lượng hấp thụ carbon là 11 và 15 triệu tấn CO2e.

Có diện tích rừng lớn nhưng thực tế Việt Nam vẫn là quốc gia phát thải ròng. Tại COP26, Việt Nam đã cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể. Đó là, giảm phát thải ròng từ mức 280 triệu tấn CO2e trước COP26 (năm 2021) xuống còn 240 triệu tấn CO2e vào năm 2035, và giữ vững tốc độ giảm này đến năm 2050.

Năm 2035 cũng được Chính phủ dự báo là năm mà lượng phát thải đạt đỉnh, trước khi giảm nhanh ở các năm kế tiếp, theo Quyết định số 896/2022/QĐ-TTg. Dự kiến đến năm 2050, phát thải của lĩnh vực năng lượng sẽ không vượt quá 101 triệu tấn CO2e; lượng phát thải của lĩnh vực nông nghiệp không vượt quá 56 triệu tấn CO2e. Đồng thời, lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ carbon lên tới 185 triệu tấn CO2e - con số này cao gấp hơn 3 lần hiện nay, hiện ở mức khoảng 60 triệu tấn CO2e.

Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gần như giữ nguyên diện tích rừng, bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Do đó, song hành với giảm phát thải lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, Việt Nam sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, cũng như nâng cao chất lượng rừng nhằm tăng khả năng hấp thụ carbon, ít nhất là gấp 3 lần hiện nay để hướng tới mục tiêu Net Zero.

Đo đạc khối lượng gỗ trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bảo Thắng.

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp ước tính, trong giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam có khoảng 40 - 70 triệu tín chỉ carbon rừng có thể giao dịch. Nguồn lợi từ loại "hàng hóa" này rất lớn. Nếu lấy đơn giá 5 USD/tấn CO2e, Việt Nam đang sở hữu 200 triệu USD, tương đương 5.000 tỷ đồng. Con số này thậm chí lớn hơn, tùy thuộc vào nguồn lưu trữ, hấp thụ carbon. 

Đến nay, Việt Nam là một trong số ít nước trong khu vực châu Á đã có hành lang pháp lý ghi nhận vai trò của carbon rừng trong việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cũng như định hướng về việc thương mại hóa carbon rừng vào năm 2028.

Tuy nhiên, việc thương mại hóa carbon rừng vẫn gặp một số nút thắt, ngoài các vấn đề về cơ chế, chính sách, còn là việc đo, đếm lượng hấp thụ (giảm phát thải). Một số chương trình về carbon rừng mà Việt Nam đã và đang tham gia, việc đánh giá và cấp tín chỉ carbon hiện dựa hoàn toàn vào tổ chức quốc tế. Thậm chí, quá trình kiểm tra, rà soát giữa quốc tế và trong nước còn tồn tại những độ vênh nhất định.

Bước đệm từ những cánh rừng ngập mặn

Bài liên quan

Bên cạnh việc tăng lượng carbon hấp thụ, ông Phạm Văn Điển, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp còn quan tâm đến giá bán mỗi tín chỉ. Theo vị GS.TS chuyên ngành lâm nghiệp, xu hướng hiện nay trên thế giới, các nhà đầu tư đang chuyển dần sang tín chỉ carbon xanh dương (carbon hấp thu từ hệ sinh thái biển). Đây là phần carbon thường được lưu trữ tự nhiên trong khu đất ngập nước, phổ biến nhất là rừng ngập mặn, đầm thủy triều và thảm cỏ biển.

Đáng chú ý, giá bán tín chỉ carbon rừng ngập mặn cao hơn nhiều lần so với sản phẩm cùng loại từ rừng trên đất liền. Cụ thể, carbon từ rừng trên cạn có giá 5 - 10 USD/tín chỉ, thì ngay từ năm 2022, thế giới có 6 dự án tín chỉ carbon rừng ngập mặn được đấu thầu, với giá thầu thấp nhất là 35 USD/tín chỉ.

Một yếu tố nữa được ông Điển nhắc tới, là lượng carbon lưu trữ từ rừng ngập mặn cao gấp 3 - 5 lần so với rừng trên đất liền, nếu cùng một đơn vị diện tích. "Nếu có thể đo đạc, kiểm kê lượng carbon hấp thụ của 200.000ha rừng ngập mặn trên cả nước, tiềm năng của Việt Nam là rất lớn", ông Điển nói.

Nhận thức được vấn đề này, ngày 29/10 vừa qua, Cục Lâm nghiệp đã có Quyết định số 316 về việc ban hành sổ tay hướng dẫn kỹ thuật xác định sinh khối và trữ lượng carbon rừng ngập mặn. Thông qua dự án thí điểm tại TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Cục khẳng định phương pháp tính toán mà Viện Sinh thái rừng và Môi trường (Đại học Lâm nghiệp) đưa ra là có "căn cứ khoa học" và "chính xác".

Trồng rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Bảo Thắng.

Tại Việt Nam, rừng ngập mặn chủ yếu gồm 15 loài cây phổ biến, gồm trang, sú, mấm đen, vẹt dù, bần chua, mắm trắng, mắm biển, đước đôi, đưng, bần trắng, cóc trắng, dà vôi, dừa nước, đước vòi và tra bồ đề. Mỗi trạng thái rừng (tự nhiên hoặc trồng) tại một khu vực cụ thể có thể là rừng thuần loài hoặc rừng hỗn loài (nhưng thành phần loài cũng tương đối đơn giản). Do đó, khi phân chia rừng ngập mặn để tính toán, cần xác định đến từng loài hoặc nhóm loài ưu thế. Việc đo đếm trữ lượng carbon rừng sẽ tiến hành theo loài cây.

Người được giao nhiệm vụ sẽ xác định ranh giới và trạng thái của khu vực rừng ngập mặn cần đo đếm, tính toán trữ lượng carbon, sau đó thiết kế vị trí lập ô mẫu điều tra hiện trường, phân chia diện tích cần đo đếm và tính toán trữ lượng carbon trên bản đồ thành các khu vực tương đối đồng nhất.

Cũng theo tài liệu này, có 5 bể carbon chính tại các khu rừng ngập mặn, đó là trong cây gỗ sống (thân, cành, lá trên mặt đất và trong gốc, rễ dưới mặt đất); trong tầng thảm tươi, cây bụi (cây tái sinh, cây bụi); trong gỗ cây chết (cây đứng và cây đổ); trong thảm mục (mảnh gỗ mục, vật rơi rụng); và carbon hữu cơ trong đất. Trong thực tế áp dụng, tùy theo mục đích điều tra, có thể lựa chọn một vài bể carbon, và thường tập trung đo tính carbon trong cây gỗ sống (phần trên và dưới mặt đất) và carbon hữu cơ trong đất.

Sau khi xác định ô mẫu có diện tích từ 100 - 500m2, người được phân công sẽ sử dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên, hoặc rút mẫu điển hình để tính kết quả. Với từng bể carbon, cán bộ đo đạc sẽ sử dụng một cách khác nhau. Chẳng hạn, nếu thu thập số liệu trong tầng cây gỗ, người được giao cần đo chu vi cây tại vị trí cách mặt đất 1,3m... Hoặc với cây gỗ chết, cần sấy khô, trước khi gửi về phòng thí nghiệm.

Kết hợp với cơ sở dữ liệu về rừng, địa phương có thể tính ra giá trị của lượng carbon bình quân trên mỗi hecta từng, hoặc đến từng lô rừng, thậm chí dự báo về lượng hấp thu carbon tương lai dựa vào các kết quả đo đạc trong quá khứ. Sau khi hoàn thiện, sản phẩm cuối (bản đồ số) sẽ thể hiện chi tiết lượng carbon, phục vụ cho việc thống kê, tính toán và xác định lượng carbon theo đơn vị hành chính và các đơn vị quản lý rừng khác.

Chị Lê Thị Nữ, thành viên tổ bảo vệ rừng ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, TX Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng thừa nhận, trước khi tham gia dự án, carbon rừng là điều tương đối mơ hồ với chị. Tuy nhiên, sau 5 lần tham gia đo đếm cùng chuyên gia, giờ chị đã thành thạo và có thể hướng dẫn cho các thành viên khác của tổ bảo vệ rừng cũng như cộng đồng về cách giám sát carbon rừng hay cách đo được tốc độ sinh trưởng của cây rừng.

Bảo Thắng
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.