Mùa hè ra biển cùng trí tưởng tượng của tuổi thơ

Tuy Hòa - Chủ Nhật, 07/07/2024 , 11:01 (GMT+7)

‘Mùa hè ra biển’ là tập thơ thiếu nhi của tác giả Hồ Huy Sơn, phát hành đúng dịp trẻ em được nghỉ hè thỏa thích vui đùa cùng sóng trắng và cát vàng.

Tác giả Hồ Huy Sơn hào hứng với văn học thiếu nhi.

“Mùa hè ra biển” tiếp nối mạch sáng tác cho thiếu nhi của tác giả Hồ Huy Sơn, sau các cuốn sách “Thả chim về trời”, “Con diều ngược gió”, “Đi qua những mùa vàng”, “Những ngọn đèn thơm”… Vì vậy, tập thơ “Mùa hè ra biển” một lần nữa chứng minh tác giả Hồ Huy Sơn vẫn giữ được ánh mắt hồn nhiên trước thiên nhiên và cuộc đời, để đứng gần và đồng điệu trẻ em.

Tác giả Hồ Huy Sơn sinh năm 1985 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, tác giả Hồ Huy Sơn vào TP.HCM sống bằng nghề báo, nhưng vẫn gắn bó với văn chương. Nhìn một cách tổng quát, tác giả Hồ Huy Sơn có sự thành công vượt trội về văn học thiếu nhi, dù tác phẩm viết cho người lớn của anh cũng được công chúng yêu thích.

Văn học thiếu nhi không dễ viết. Không chỉ cần cảm xúc và kỹ năng, tác phẩm văn học thiếu nhi đòi hỏi một tâm hồn trong trẻo của người cầm bút. Tác giả Hồ Huy Sơn có thế mạnh ấy, như anh chia sẻ: “Tôi bắt đầu viết từ những năm 15, 16 tuổi. Đến giờ, số tuổi đã gấp đôi hồi đó nhưng may mắn là đam mê và tình yêu dành cho trẻ nhỏ vẫn còn. Tôi cũng tin rằng, trong mỗi người đều tồn tại một đứa trẻ, quan trọng là chúng ta có chịu đánh thức đứa trẻ bên trong mình hay không.

Mỗi ngày qua, tôi vẫn luôn sống với đứa trẻ đó, cho nên việc viết thơ cho thiếu nhi cũng không có gì phải gọi là nhọc nhằn. Khó nhất là việc phải viết làm sao cho hay, bắt đúng tần số của các em, để các em yêu thích tác phẩm của mình”.

Tập thơ “Mùa hè ra biển” do Nhà xuất bản Hà Nội và Lionbooks phối hợp ấn hành. Tập thơ “Mùa hè ra biển” được đầu tư mỹ thuật khá công phu, với những nét vẽ của hoạ sĩ Cẩm Nhung. Mở từng trang sách “Mùa hè ra biển”, dễ dàng nhận ra sự trìu mến mà tác giả Hồ Huy Sơn dành cho trẻ em. Đó là sự nhập cuộc hào hứng bước vào một thế giới đầy màu sắc mơ mộng và thân thiện: “Có bầy chim chào mào/ Ngó nghiêng chờ ổi chín/ Làn khói như bịn rịn/ Từ căn bếp bay lên”.

Thơ viết cho thiếu nhi, nếu chỉ dừng ở khả năng quan sát thì chưa đủ rung động thiếu nhi. Trí tưởng tượng mới là yếu tố kích hoạt khả năng khám phá của tuổi nhỏ. Tác giả Hồ Huy Sơn biết dùng trí tưởng tượng để chiêm ngưỡng một “Cây cầu” theo cách trẻ em: “Nhìn xa như sợi chỉ/ Ai đó tung giữa trời/ Chắc đang tìm kim rơi/ Vá cho sông chiếc áo”.

"Mùa hè ra biển" gợi mở trí tưởng tượng phong phú cho trẻ em.

Cảm hứng chính của tập thơ “Mùa hè ra biển” dĩ nhiên phải được khai thác hai góc độ “mùa hè” và “biển”. Bức tranh mùa hè được chấm phá: “Vòm mây lang thang/ Bầu trời cao rộng/ Cánh diều hiếu động/ Nghiêng cả ban trưa”. Còn dung mạo biển được nhận diện: “Ai dạy biển múa/ Mà rất nhịp nhàng/ Đêm ngày lên xuống/ Không lời thở than”.

Như một người bạn hào phóng “Biển nhiệt tình lắm/ Đón tiếp bao người/ Mùa hè ra biển/ Thỏa thích vui chơi”, biển dang tay muôn trùng gió mát cho tuổi thơ một chuyến rong chơi để phát hiện bao điều kỳ thú. Trên cát vàng bao la, tác giả Hồ Huy Sơn tìm được một câu chuyện hấp dẫn để kể cho thiếu nhi, đó là bài thơ “Sóng và dã tràng”.

Đọc bài thơ “Sóng và dã tràng” trong không khí bóng đá EURO, chắc chắn cả trẻ em và người lớn đều có những xao xuyến của riêng mình: “Ở mãi ngoài biển xa/ Có một đôi bạn nhỏ/ Sóng và chú dã tràng/ Cùng nhau thi đá bóng/ Hiệp một rất gay go/ Sóng bị thua nhăn nhó/ Dã tràng còn chỉ trỏ/ “Đồ to con lề mề!”/ Sang hiệp hai lạ ghê/ Sóng ta rê dắt bóng/ Chân sút chính xác lắm/ Dã tràng thua tơi bời/ Từ ngày đó trở đi/ Dã tràng chăm nặn bóng/ Để ngày ngày luyện tập/ Mơ giờ phút vinh quang/ Nhưng thương thay dã tràng/ Nặn được bao quả bóng/ Nhưng rồi bị bạn sóng/ Cuốn ra ngoài biển khơi”.

Tập thơ thiếu nhi được đầu tư mỹ thuật công phu.

Chỉ với những bài thơ kiểu như “Sóng và dã tràng”, tác giả Hồ Huy Sơn hoàn toàn có thể có được vị trí xứng đáng trong nền văn học thiếu nhi. Ra mắt tập thơ “Mùa hè ra biển” ở tuổi 39, tác giả Hồ Huy Sơn thổ lộ: “Viết là cách mà tôi mong muốn được gửi gắm những ký ức thân thương của mình, và cũng có thể là thế hệ mình đến các em nhỏ. Chính di sản ký ức đó sẽ là sợi dây kết nối các thế hệ với nhau”.

Tuy Hòa
Tin khác
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong
Cốt cách người Việt qua lối sống ăn mặc thong dong

Cốt cách người Việt được tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng tìm hiểu và phác thảo những nét sinh động trong cuốn sách ‘Việt Nam ăn mặc thong dong’.

'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi
'Lệ Chi Viên' tái dựng cuộc đời anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi

‘Lệ Chi Viên’ được tái dựng từ ‘Bí mật vườn Lệ Chi’ nổi tiếng hơn hai thập niên trước, cho thấy sân khấu về đề tài lịch sử vẫn có sức hấp dẫn công chúng.

Thanh kiếm và lưỡi cày
Thanh kiếm và lưỡi cày

Nếu mỗi người sẽ có đủ minh triết để vui vẻ hài lòng với những điều nhỏ nhặt mình làm thì thanh kiếm sẽ không cần tồn tại nữa. Khi điều đó chưa xảy ra thì thanh kiếm vẫn còn hiện diện bên lưỡi cày.

30/4 năm nay, các bạn đi đâu?
30/4 năm nay, các bạn đi đâu?

Tôi cảm thấy biết ơn với những người đã ngã xuống. Biết ơn với những người còn sống – tiếp tục sống một cuộc đời bình dị mà đẹp đẽ như ông tôi. Và đó là lý do 30/4 năm nay, tôi không đi đâu cả. Tôi chỉ muốn về với ông mệ.

Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn
Ba tôi nhận lệnh mở đường Trường Sơn

Ba tôi, Thiếu tướng Võ Bẩm, là tư lệnh đầu tiên của lực lượng mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại.  

Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường
Nhớ ơn thế hệ chân trần chí thép đánh bại công nghệ của siêu cường

Chúng tôi biết ơn thế hệ đi trước - những người đã bám trụ trong lòng đất chật hẹp để chiến đấu giành độc lập dân tộc cho thế hệ hôm nay được sống và học tập trong bầu trời hòa bình.

Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình
Nhà thơ Nguyễn Duy tìm thân nhân trong cuộc sống hòa bình

Nhà thơ Nguyễn Duy thực hiện chuyến đọc thơ xuyên Việt chủ đề ‘Tìm thân nhân’ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, với chương trình đầu tiên tại TP.HCM sáng 20/4.

Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.