Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức

Không nói suông, cầm tay chỉ việc khắp nẻo rừng

Võ Dũng - Thứ Năm, 25/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Trồng rừng bền vững đem đến nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường. Thấy rõ điều đó, nhưng để làm được là bài toán không dễ nếu không có lực lượng cơ sở lăn lộn trực tiếp với người dân.

Thay đổi tư duy người trồng rừng

Quảng Trị đặt mục tiêu sớm trở thành trung tâm vùng nguyên liệu gỗ khu vực miền Trung trong tương lai gần. Không chỉ là câu chuyện số lượng, từng bước nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng mới là đích đến cuối cùng. Chính vì vậy, sự ra đời của các tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được kỳ vọng sẽ giúp Quảng Trị sớm hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tổ khuyến nông cộng đồng xã Cam Nghĩa truyền đạt kiến thức trồng rừng bền vững cho nông dân. Ảnh: Võ Dũng.

Lâu nay, người dân xã Cam Nghĩa (huyện Cam Lộ) trồng rừng gỗ nhỏ bán gỗ dăm giúp xoay vòng vốn nhanh nhưng lợi nhuận thấp. Đốt thực bì sau mỗi chu kỳ cũng kéo theo nhiều hệ lụy về môi trường. Tuy nhiên, khoảng chục năm lại đây, tình hình đã có nhiều chuyển biến. Diện tích rừng gỗ lớn, rừng FSC tại Cam Nghĩa nói riêng và Quảng Trị nói chung không ngừng được mở rộng.

Bài liên quan

Ông Trần Cần, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho rằng, dù mới chỉ được thành lập gần 2 năm nay nhưng không thể phủ nhận vai trò của các tổ KNCĐ trong việc thay đổi tư duy của nông dân. Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa là một trong số đó.

Ông Lê Hải Bình, một hộ có trên 5ha rừng tại thôn Hoàn Cát, xã Cam Nghĩa đưa ra bài toán, nếu trồng rừng gỗ nhỏ, sau 5 năm có thể thu về khoảng 100 tấn/ha, bán được khoảng 100 triệu đồng, trừ mọi chi phí, nông dân lãi khoảng 60 triệu đồng. Nhưng nếu trồng rừng với mật độ thưa hơn (chi phí đầu vào chỉ bằng 1/2 so với trồng rừng gỗ nhỏ) và kéo dài thời gian thêm 1 nửa chu kỳ nữa thì sản lượng gỗ sẽ tăng gấp đôi. Tính đi tính lại, trồng rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC thì người dân sẽ tăng giá trị rừng lên 30 - 40%. Vì thế, sau các buổi tập huấn và tư vấn của Tổ Khuyến cộng đồng xã Cam Nghĩa, gia đình ông Bình quyết định chuyển toàn bộ diện tích sang trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Thay vì đốt hết thực bì sau khi khai thác, giờ đây, gia đình ông Bình chỉ đảo đất, đào hố, bón phân, trồng cây, tỉa cành sớm để cây gỗ phát triển nhanh, năng suất cao.

“Thay đổi tư duy của nông dân là rất khó nhưng người trồng rừng tại Cam Nghĩa đã có sự dịch chuyển. Công lao của tổ KNCĐ là không nhỏ. Tuy nhiên, còn một bài toán khó nữa, đó là khi kéo dài thời gian chu kỳ trồng rừng thì nông dân lấy gì để chi phí cho cuộc sống?”, ông Bình trăn trở.

Trồng dược liệu dưới tán rừng giải bài toán thu nhập cho người trồng rừng. Ảnh: Võ Dũng.

Anh Lê Phúc Nhật, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn, thành viên Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa đã tìm ra lời giải. Cây an xoa và một số loại cây dược liệu có nhu cầu ánh sáng thấp được anh Nhật lựa chọn để trồng dưới tán rừng.

“Đến năm thứ 2, cây an xoa có thể cho thu hoạch. Các loại dược liệu khác như chè vằng cũng đã được trồng tại một số rừng keo và đem về giá trị kinh tế cao. Chúng tôi còn thành lập 1 tổ trồng, chăm sóc cây dược liệu, thu mua, chế biến tại chỗ. Khi chúng tôi trở thành cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp; câu chuyện miếng cơm manh áo được giải quyết thì nông dân sẽ yên tâm trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC”, anh Nhật tin tưởng.

Lồng ghép, gắn với hoạt động của hợp tác xã

Dưới cơn mưa dầm dề của những ngày giữa tháng 7, anh Lê Phúc Nhật dẫn chúng tôi đến thăm lô rừng keo 1 năm tuổi của ông Lê Hải Bình tại thôn Hoàn Cát. Đây là chu kỳ đầu tiên ông Bình trồng rừng gỗ lớn, rừng FSC, sử dụng giống nuôi cấy mô từ vườn ươm của HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn.

Trước đây, sau khi khai thác, ông Bình thường đốt thực bì. Những cánh rừng ở Cam Nghĩa trở thành những cột khói tỏa đi muôn nơi. Trồng rừng theo cách này, cây keo phát triển nhanh nhưng đến khoảng năm thứ 2 thì chững lại.

Khắp các cánh rừng tại xã Cam Nghĩa đều có dấu chân nhân viên khuyến nông cộng đồng Lê Phúc Nhật. Ảnh: Võ Dũng.

Gần đây, nhiều hộ đã dùng giống nuôi cấy mô, có nguồn gốc rõ ràng, thay vì mua giống trôi nổi. Toàn bộ thực bì trên rừng cũng được giữ lại. Chỉ chưa đầy 1 năm, cây đã cao hơn đầu người.

Sau lớp cỏ xanh um dưới chân ông Bình, một lớp thực bì, cành cây đã dần hoai mục, phân hủy thành chất hữu cơ hữu ích cho cây trồng. Theo ông Bình, đây sẽ là điều kiện để các vi sinh vật có lợi hoạt động, tạo ra môi trường giúp đất tơi xốp hơn, giảm thiểu được rửa trôi đất.

“Trước nay, cứ ngỡ đốt hết thực bì thì sẽ cung cấp nguồn tro cho cây trồng. Nhưng đúng như tổ KNCĐ khuyến cáo, việc đốt thực bì là đang hủy hoại môi trường, giết chết các vi sinh vật có lợi trong đất”, ông Bình chia sẻ.

Theo anh Lê Phúc Nhật, nếu nói rằng tổ KNCĐ đã giúp người dân thay đổi hoàn toàn tư duy cũng chưa hẳn đúng. Nhưng từ khi tổ KNCĐ được thành lập, hoạt động tuyên truyền diễn ra thường xuyên hơn. Không chỉ nói, thành viên tổ KNCĐ còn cầm tay chỉ việc, trực tiếp thực hiện các mô hình vườn rừng của gia đình. Đó chính là yếu tố giúp người dân tin tưởng và làm theo.

Dừng lại một lát, anh Nhật chia sẻ thêm, nếu tách bạch hoạt động của tổ KNCĐ và các hoạt động khác thì sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Nhân lực kiêm nhiệm, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất gần như không có gì... Vì vậy, cần lồng ghép giữa các hoạt động để tổ KNCĐ hoạt động tốt hơn.

“Lợi thế của chúng tôi là HTX đã được thành lập và đi vào hoạt động với đầy đủ trang thiết bị làm việc và những mối quan hệ với doanh nghiệp. Vì vậy, lồng ghép hoạt động của tổ KNCĐ vào hoạt động của HTX sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, vẫn lời anh Nhật.

Để đáp ứng nhu cầu người dân, trong 2 năm qua, HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn đã xây dựng vườn ươm cải tiến lâm nghiệp bán tự động trang bị máy đóng bầu; máy trộn giá thể; túi bầu tự hủy và sử dụng khay xốp để đóng giá thể ruột bầu. Mỗi năm, HTX Lâm nghiệp Bền vững Keo Sơn cung cấp gần 1,5 triệu cây giống/năm với phương pháp ươm mầm cây giống cấy mô chất lượng cao; cây giống giâm hom; nhiều dòng keo lai tiến bộ nhất hiện nay.

Rừng gỗ lớn, rừng FSC sẽ làm thay đổi cuộc sống người trồng rừng. Ảnh: Võ Dũng.

HTX Lâm nghiệp bền vững Keo Sơn, Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều cuộc tập huấn kỹ thuật lâm sinh; hỗ trợ cây giống cho người dân; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; hỗ trợ thành viên liên kết theo chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Những hoạt động của HTX Lâm nghiệp bền vững Keo Sơn, Tổ KNCĐ xã Cam Nghĩa đã tạo việc làm cho 200 hộ với khoảng 500 lao động thông qua hoạt động trồng, chăm sóc, khai thác rừng trồng tại vùng nguyên liệu do HTX và thành viên liên kết quản lý.

"Quảng Trị thành lập 2 tổ KNCĐ thí điểm, 8 KNCĐ mở rộng thuộc đề án vùng nguyên liệu; 101 tổ KNCĐ cấp xã ngoài đề án. KNCĐ đã làm tốt vai trò là cầu nối 4 nhà; trở thành hệ thống tư vấn, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho nông dân”, ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.

Võ Dũng
Tin khác
'Tống biệt hành' - ai người Thâm Tâm tống biệt?
'Tống biệt hành' - ai người Thâm Tâm tống biệt?

'Tống biệt hành' có thể xem là một bài thơ dự báo định mệnh. Đó là một bài thơ rất lạ, đến nay vẫn còn rất lạ, khiến người đời sauphảirơinướcmắt,nghĩngợimãichưathôi!...

Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ
Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ

Dáng đứng Việt Nam được bồi đắp từ sự hy sinh của những thương binh liệt sĩ, còn mãi vang vọng trong những áng thơ kiêu hãnh và tự hào.

Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Tây Ninh Tận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, Tân Nhiên đã đưa bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tới hơn 8 quốc gia, chinh phục khách hàng bằng sự tiện lợi và chất lượng.

Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia
Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia

Thực tiễn đặt ra câu hỏi: Việt Nam sẽ tiếp tục "chạy lũ" theo từng mùa, hay đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược quốc gia về phòng chống lũ, thích ứng dài hạn...

Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?

Hai đề tài dược liệu đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao, nhưng vẫn bị kết luận “không hoàn thành”, để lại day dứt...

Hành trình Đồng Giao
Hành trình Đồng Giao

Năng lực chế biến của DOVECO đã đạt gần 220.000 tấn sản phẩm/năm, doanh thu giai đoạn 2020-2025 vượt 12.000 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 436 triệu USD. Đời sống hơn 15.000 hộ nông dân liên kết ngày một nâng lên.

Nơi những giấc mơ không khép lại
Nơi những giấc mơ không khép lại

Giữa đại ngàn xứ Quảng, cây thuốc hồi sinh cùng giấc mơ giữ rừng, giữ người, giữ lấy một hy vọng chưa từng tắt trong những cuộc đời nhiều lặng lẽ.

Một đời giữ lại cho dược liệu quý
Một đời giữ lại cho dược liệu quý

Từ vùng rừng nghèo khó, cây thuốc trở thành sinh kế mới, giúp người dân giữ rừng, sống khỏe và sung túc hơn.

65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người
65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nông trường quốc doanh Đồng Giao cách đây 65 năm trở thành kim chỉ nam để DOVECO đạt được những thành tựu rực rỡ hôm nay.

TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh

Các nước phát triển đã thực hiện những tiến bộ rất lớn trong ngành nông nghiệp. Họ trải qua nhiều thập niên để công nghiệp hóa đất nước, cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác, và tiên tiến trong nông nghiệp số hay nông nghiệp thông minh; trong khi Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác bị bỏ lại phía sau khá xa.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.