Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 1] Khởi đầu từ những mắt ghép nhỏ

Nguyễn Nga - Đức Bình - Thứ Ba, 06/05/2025 , 05:39 (GMT+7)

SƠN LA Từ vùng đất từng chỉ có ngô, sắn, Tú Nang hôm nay đã phủ kín màu xanh cây trái, mang đến sinh kế ổn định và cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.

Từng được biết đến với những triền đồi hoang hóa, bạc màu, Sơn La hôm nay đang lặng lẽ chuyển mình, trở thành một trong những “thủ phủ” cây ăn quả của cả nước. Hành trình ấy không bắt đầu từ những phong trào rầm rộ, mà khởi nguồn từ những gốc xoài, nhãn, mận… đầu tiên được trồng thử trên sườn dốc, được chăm sóc tỉ mỉ bởi những bàn tay lam lũ vốn chỉ quen với nương rẫy. Nhưng chính từ sự kiên trì ấy, từng mảng xanh dần lan rộng, hồi sinh những vùng đất từng một thời bị lãng quên.

Chúng tôi đã trở lại những vùng đất ấy để ghi câu chuyện phát triển bền bỉ từ những mắt ghép nhỏ đến tầm nhìn lớn. Ở đó, có những quyết định mang tính đột phá về chính sách, có sự nỗ lực thầm lặng của nông dân và có cả khát vọng đưa nông sản Sơn La bước ra thế giới bằng chất lượng, bằng sự minh bạch và bản sắc riêng vùng sơn cước.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La cùng cán bộ Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Châu hướng dẫn bà con bao trái xoài phục vụ xuất khẩu năm 2025. Ảnh: Đức Bình. 

Những ngày cuối tháng tư, dưới cái nắng oi ả đầu hè của núi rừng Tây Bắc, chúng tôi trở lại Tú Nang (huyện Yên Châu, Sơn La) - nơi từng in đậm hình ảnh những sườn đồi khô cằn, hoang hoải cỏ dại. Vậy mà hôm nay, men theo những con đường vào bản, khắp các triền dốc là những vườn cây ăn quả xanh mướt, trái đong đưa theo gió. Mận, xoài chen chúc quả, cành lá vươn rộng. Sự đổi thay đang hiện hữu từng ngày.

Đất dốc nảy mầm hi vọng

Trước năm 2015, Tú Nang giống như những vùng cao khác của Sơn La, đất đồi chủ yếu trồng ngô, trồng sắn để duy trì kế sinh nhai. Năng suất bấp bênh, được mùa mới đủ ăn, đủ sống. Sau mỗi cơn mưa, đất mặt bị cuốn trôi, chỉ còn trơ lại lớp sỏi đá, loang lổ những vết xói mòn sâu hoắm. Người dân sống dựa vào nương rẫy, gùi từng bao nông sản xuống chợ phiên đổi lấy ít thực phẩm qua ngày. Nhà nào ít đất, thiếu việc lại ra ven quốc lộ 6 ngồi chờ thương lái thuê đi bẻ ngô, bẻ sắn - những công việc thời vụ, thu nhập bấp bênh.

Anh Lê Quốc Nam - một trong những nông dân tiên phong đưa cây ăn quả lên đất dốc ở xã Tú Nang. Ảnh: Đức Bình.

Trong bối cảnh ấy, đã có những nông dân mạnh dạn chọn hướng đi khác, tiên phong đưa cây xoài, nhãn, mận… lên đất dốc. Họ không có kỹ thuật bài bản, không vốn đầu tư lớn, chỉ có bàn tay cần cù và niềm tin mộc mạc về tương lai thoát nghèo.

Anh Lê Quốc Nam, người con của bản Tà Làng Chung (xã Tú Nang) vốn sinh ra trong gia đình làm nông. Anh sớm rời quê hương, bươn chải đủ nghề từ lái xe, sửa máy đến mở xưởng cơ khí. Sau chục năm lăn lộn với cuộc sống mưu sinh, năm 2014, anh quyết định buông bỏ tất cả để về quê lập nghiệp.

"Nếu phải chọn một nghề để gắn bó lâu dài, thì làm nông chính là con đường bền vững nhất. Tôi tin rằng, kiên trì, nhẫn nại và biết đầu tư bài bản, đất sẽ không phụ người", anh Nam tâm sự.

Dồn toàn bộ vốn liếng tích góp được, anh mua lại 5ha đất đồi của các hộ dân trong bản, phần lớn từng trồng ngô hoặc cây ngắn ngày. Anh thuê máy san ủi đất, tạo bậc thang đồng mức, đầu tư hệ thống tưới, đưa gần 300 gốc xoài về trồng thử nghiệm với chi phí ban đầu khoảng 500 triệu đồng - khoản đầu tư không nhỏ với một hộ dân vùng cao.             

“Tôi về quê một thời gian, được giao nhiệm vụ làm trưởng bản, cũng được đi tập huấn, thăm mô hình nhiều nơi nên có chút kinh nghiệm. Mình làm trước, làm mẫu thì sau này giải thích bà con mới chịu nghe”, anh Nam chia sẻ.

Từ vùng đất dốc bạc màu, Yên Châu đã chuyển mình thành “thủ phủ” xoài của Sơn La. Ảnh: Đức Bình.

Ba năm đầu là giai đoạn khó khăn nhất. Cây chưa cho thu hoạch, chi phí đầu tư lớn, trong khi gần như không có nguồn thu. Để duy trì sinh kế, anh trồng xen canh một vài giống cây ngắn ngày, vừa để có nhập tạm thời, vừa lấy tiền quay vòng chăm sóc cây trồng chính.

Đến năm 2017, vườn xoài bắt đầu bói quả. Vụ đầu tiên, anh thu về khoảng 15 tấn quả, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. “Vui và xúc động lắm. Đó là quả ngọt đầu tiên sau bao tháng ngày miệt mài. Nhiều bà con trong bản sang tận nơi, xem tận mắt rồi bảo nhau cùng học cách làm”, anh Nam bồi hồi nhớ lại.

Những năm được mùa, sản lượng xoài đạt gần 30 tấn, gia đình có nguồn thu ổn định. Nhưng cũng có năm hoa đậu ít, giá xuống thấp, thu nhập giảm một nửa. Hiện nay, trang trại 5ha của anh trồng xoài, nhãn và thêm một số cây ăn quả khác. Không "đặt cược” toàn bộ vào một loại cây, anh Nam hiểu rõ rằng sâu bệnh, biến đổi khí hậu và thị trường luôn là ẩn số.

Những mắt ghép vươn rộng

Không “tay ngang” như anh Nam, ông Hoàng Văn Thuận, một nông dân chính hiệu ở bản Cốc Lắc, xã Tú Nang đã gắn bó với bản làng từ nhiều thập niên trước. Sở hữu hơn 2ha đất đồi, từ cuối những năm 1990, gia đình ông Thuận đã đưa cây xoài bản địa về trồng cùng ngô, sắn. Nhưng giống xoài khi đó cho năng suất thấp, chất lượng quả không cao, giá bán bấp bênh, đầu ra khó khăn.

Xoài Yên Châu đang ngày càng vươn xa ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Ảnh: Nguyễn Nga.

Mãi đến năm 2014, khi thấy một số hộ dân ở xã Lóng Phiêng (huyện Yên Châu) ghép giống xoài mới, quả to, đẹp, bán được tới 25.000 đồng/kg, ông Thuận liền lên tận nơi xin mắt ghép về, tự tay cải tạo vườn. “Thấy họ làm được mình cũng thử. Mắt ghép thì xin từ người quen về tự ghép lấy nên không tốn chi phí. Tôi là người đầu tiên trong bản ghép giống xoài Đài Loan, xoài lai”, ông nhớ lại.

Từ đó, gia đình ông Thuận dần chuyển toàn bộ diện tích ngô, sắn sang trồng xoài theo định hướng của xã, huyện. Những cây xoài ghép bắt đầu bói quả từ năm thứ hai và ổn định sản lượng dần từ năm thứ 3, thứ 4. Trước kia, cũng với 2ha đất, trồng ngô chỉ thu được 7 - 8 tấn/ha, tổng thu nhập cả vụ chưa đầy 100 triệu đồng. Nay nhờ cây xoài, có năm gia đình ông Thuận thu về 150 - 200 triệu đồng, gần gấp đôi trước đây. “Nhờ xoài mà cuộc sống khá hơn. Con cái có điều kiện học hành. Một đứa đi làm, một đứa đang học đại học ở Thái Nguyên”, ông chia sẻ.

Câu chuyện của anh Nam, ông Thuận chỉ là hai trong số hàng vạn nông dân Sơn La đã và đang bền bỉ lan tỏa phong trào đưa cây ăn quả lên đất dốc. Như lời ông Đỗ Danh Long, Bí thư Đảng ủy xã Tú Nang khẳng định: “Muốn thay đổi sinh kế thì phải thay đổi từ gốc, từ tư duy của người dân”.

Nhờ cây xoài, cuộc sống của bà con Tú Nang giờ đây đã có nhiều khởi sắc. Ảnh: Đức Bình.

Hơn một thập kỷ kể từ khi ghép những mắt ghép đầu tiên, diện tích cây ăn quả của xã Tú Nang nói riêng, huyện Yên Châu nói chung tăng mạnh qua từng năm. Hiện toàn huyện có trên 12.000ha cây ăn quả, sản lượng năm 2025 dự kiến đạt 104.050 tấn, riêng xoài hơn 3.300ha, sản lượng gần 25.000 tấn. Sản lượng xuất khẩu ước đạt 9.300 tấn, giá trị gần 4,9 triệu USD, tăng 25% so với năm 2024.

Những triền đồi trọc năm nào giờ đã phủ kín màu xanh. Không còn những vụ ngô, vụ sắn lặng lẽ, thay vào đó là những chuyến container đưa xoài Yên Châu về Hà Nội, vào TP.HCM và bay sang cả thị trường Trung Quốc, mở ra hướng đi mới bền vững cho người dân nơi đây.

Hành trình phủ xanh đất dốc của Sơn La chưa dừng lại. Khi đất đã “nở hoa”, yêu cầu đặt ra cho người trồng không còn là trồng được hay không, mà là trồng sao cho hiệu quả, bền vững, có giá trị. Những nông dân chân lấm tay bùn ngày nào giờ bắt đầu học hỏi, làm quen với nhiệm vụ mới là ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nguyễn Nga - Đức Bình
Tin khác
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Câu chuyện từ quả tầm bóp*
Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.

Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi
Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi

Một góc nhìn nhân hậu về ruộng bậc thang của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã đánh thức trong tôi cả một ký ức sống của núi rừng.

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Khát vọng Điện Biên
Khát vọng Điện Biên

Ký sự về một dải biên cương nắng gió, người nông dân bền bỉ trên đồi đất khô cằn, khát vọng thoát nghèo bừng lên thành niềm tin vững chãi con người Điện Biên.

Cây liễu trước gió thôn tôi
Cây liễu trước gió thôn tôi

Tổng kết UBMTTQ huyện Quỳnh Lưu, tôi ngỡ ngàng khi thấy Bí thư Chi bộ thôn tôi Cù Thị Nhàn trong bộ áo dài vàng thướt tha lên sân khấu nhận bằng khen.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân