Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Tuy Hòa - Thứ Sáu, 22/11/2024 , 22:08 (GMT+7)

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Khánh thành Trung tâm đào tạo tiếng Việt tại thủ đô Viên Chăn chiều 22/11.

Đào tạo tiếng Việt từ nhiều năm nay rất được coi trọng ở Lào. Bởi lẽ, nhiều thế hệ cán bộ và trí thức Lào đều từng là du học sinh Việt Nam. Hiện tại, mỗi năm vẫn có không ít sinh viên Lào sang Việt Nam để trau dồi kiến thức và kỹ năng. Riêng Trường Đại học Cửu Long, có hơn 100 cử nhân Lào tốt nghiệp tại đây, trong một thập niên vừa qua.

Vì vậy, sau một thời gian chuẩn bị, Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào đã khánh thành Trung tâm đào tạo tiếng Việt tại Viên Chăn vào chiều 22/11. Đây là một sự kiện nhận được sự quan tâm của nhiều giới, nhiều ngành tại Lào.

Theo ông Nguyễn Thành Huy, tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, tiếng Việt được xem như ngoại ngữ thay thế tại Lào, bên cạnh ngoại ngữ phổ biến là tiếng Anh. Tính đến nay, đã có 21 trường trung học của Lào chọn tiếng Việt là ngoại ngữ để giảng dạy chính thức.

Với tư cách Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế của Bộ Giáo dục & Thanh niên Lào, bà Silinthone Saklokham khẳng định, sự ra đời của Trung tâm đào tạo tiếng Việt đáp ứng sự chờ đợi của những người yêu tiếng Việt tại đất nước Triệu Voi. Thay vì phải sang Việt Nam để học ngôn ngữ trước khi vào chương trình chuyên ngành, thì từ nay sinh viên Lào có thể thuận lợi trang bị tiếng Việt tại Trung tâm đào tạo tiếng Việt ở thủ đô Viên Chăn.

Ký kết hợp tác tăng cường đào tạo tiếng Việt giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào. 

Phó Giáo sư- Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long, bày tỏ: “Việt – Lào có tình hữu nghị láng giềng lâu đời. Chúng tôi mở Trung tâm đào tạo tiếng Việt không chỉ góp phần phát triển giáo dục Lào, mà còn tăng cường sự hiểu biết cho quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Đồng thời, Trung tâm đào tạo tiếng Việt cũng hướng đến mục tiêu bồi dưỡng tiếng mẹ đẻ cho con em của Việt kiều đang sinh sống và lập nghiệp tại Lào”.

Trung tâm đào tạo tiếng Việt cung cấp các khóa học linh hoạt từ cơ bản đến nâng cao cho mọi công dân Lào yêu thích tiếng Việt. Với khóa học cơ bản kéo dài khoảng 3 tháng, học phí chỉ 750 ngàn kip Lào (tương đương 800 ngàn đồng Việt Nam). Với khóa học nâng cao, học viên được hướng dẫn khám phá vẻ đẹp và thực hành văn bản tiếng Việt với các chuyên gia, bao gồm nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ, diễn giả nổi tiếng của Việt Nam.

Cộng đồng người Việt tại Lào khá đông đảo. Hội đồng hương Lào tại Viên Chăn từ năm 2007 đã đầu tư xây dựng Trường song ngữ Việt – Lào mang tên Nguyễn Du, đào tạo từ tiểu học đến trung học. Hiệu trưởng Trường Nguyễn Du là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương cho biết năm học này, toàn trường có gần 1000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương.

Sinh ra và lớn lên ở Gia Lộc, Hải Dương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và lập gia đình với một du học sinh Lào. Theo chồng sang Viên Chăn làm dâu từ năm 1992, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương rất tâm đắc với việc giảng dạy tiếng Việt tại Lào.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương có tên Lào là Sivanheuang Phengkhammay, chia sẻ: “Học sinh Trường Nguyễn Du được học tiếng Việt song song với tiếng Lào, nhưng các em rất ít cơ hội tương tác để mở rộng khả năng am tường về sự phong phú của tiếng Việt. Cho nên, khi có Trung tâm đào tạo Tiếng Việt tại Lào, sẽ hỗ trợ tích cực cho việc dạy và học tiếng Việt của thầy trò chúng tôi”.

Tuy Hòa
Tin khác
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương
Nguyễn Huy Thiệp nhiều năm suy ngẫm về công nghệ văn chương

Nguyễn Huy Thiệp không chỉ là cây bút truyện ngắn xuất sắc, mà ông còn dành nhiều tâm tư trong các tiểu luận về vai trò nhà văn và công nghệ văn chương.

Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn
Nguyễn Huy Thiệp giữa chất liệu gốm và chất liệu văn

Nguyễn Huy Thiệp vẽ gốm và những tác phẩm gốm lấy cảm hứng từ tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp, được hội ngộ tại triển lãm ‘Gốm Thiệp’ ở Hà Nội.

Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay
Trịnh Công Sơn khát khao để lúa reo mừng tựa vẫy tay

Trịnh Công Sơn trong chiến tranh và trong hòa bình, đều ngợi ca sức sống bất tận của làng quê Việt Nam, mà thời gian càng lùi xa càng thấy đáng trân trọng.

Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ
Một địa danh gần gũi và thân thương ở miền Đông Nam Bộ

Một địa danh gắn bó với tuổi thơ và gia đình, dẫu đổi thay ra sao, vẫn luôn có ý nghĩa sâu sắc trong hành trình buồn vui của mỗi con người.

Bên trong Thái y viện triều Nguyễn
Bên trong Thái y viện triều Nguyễn

Những ai từng học nghề thuốc và hành nghề thầy lang giỏi, bất kể nguồn gốc xã hội đều có thể sát hạch vào Thái y viện. Cứ 2 năm triều Nguyễn lại định kỳ kiểm tra chất lượng và năng lực của các y quan.

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má
Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 tâm sự bạc đầu nhớ má

Nhà thơ Lê Giang ở tuổi 95 ra mắt cuốn sách mới có tên gọi 'Bạc đầu nhớ má' ghi lại kỷ niệm về những vùng đất đi qua, những con người tương phùng.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?
Trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra mô hình giáo dục siêu việt?

Trí tuệ nhân tạo đang làm cả thế giới phải tư duy lại tương lai, và không phải ngẫu nhiên khi có người đã hình dung mô hình trường lớp với những giáo sư robot.

Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp
Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.