Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi nhiều giải pháp

Tuy Hòa - Nguyễn Thủy - Thứ Tư, 13/11/2024 , 10:28 (GMT+7)

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhưng vẫn chưa có giải pháp huy động nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.

Nông nghiệp công nghệ cao cần lao động được trang bị kiến thức. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem như một chiến lược quan trọng để phát triển nguồn nhân lực Việt Nam. Năm 2009, Chính phủ đã ra Quyết định số 1956/QĐ-TTg triển khai đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Năm 2012, Ban Bí thư tiếp tục có Chỉ thị số 19-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Muốn đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, không thể không có những đột phá đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân ở những vùng nguyên liệu chủ yếu, mà trường hợp tập đoàn Phúc Sinh vừa triển khai Chương trình phát triển Cà phê bền vững Rainforest Alliance nhằm trang bị kiến thức canh tác và thu hoạch cho nông dân, có thể xem như một ví dụ sinh động.

Từ giữa tháng 6/2024 đến nay, tập đoàn Phúc Sinh đã mời chuyên gia trực tiếp tập huấn tại vùng nguyên liệu thuộc địa bàn Sơn La và Đắk Lắk. Nội dung tập huấn chủ yếu là cung cấp những thông tin đầy đủ và dễ hiểu cho bà con về các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Ngoài ra, các chuyên gia còn hướng dẫn cụ thể về giá trị thảm cỏ và cây che bóng, thu gom rác thải, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật sao cho an toàn và tiết kiệm.

Đặc biệt, với tư cách đơn vị đầu tư vùng nguyên liệu, tập đoàn Phúc Sinh cũng thông qua Chương trình phát triển Cà phê bền vững Rainforest Alliance để tạo điều kiện hỗ trợ bà con nông dân làm quen với việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất cà phê, kỹ thuật thu hái trái chín, cũng như cách sử dụng mã QR tại nhật ký nông hộ, truy cập vào cơ sở dữ liệu chung.

Tổng giám đốc tập đoàn Phúc Sinh Phan Minh Thông cho biết: “Theo kế hoạch, chúng tôi tiếp tục mở rộng tập huấn cho nhiều khu vực khác trên cả nước. Chúng tôi sẵn sàng vào tận từng buôn làng, tổ chức những lớp tập huấn chỉ chừng vài chục hộ tham gia. Chúng tôi tin rằng, quá trình “tri thức hóa nông dân” sẽ giúp Việt Nam có được những vùng nguyên liệu cà phê trù phú và xây dựng được thị trường cà phê tăng trưởng bền vững, để góp phần cải thiện cuộc sống bà con nông dân”.

Có sự quan tâm kịp thời và sâu sát của nhiều cấp và nhiều ngành, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã và đến nay đã thu được nhiều kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên hội nhập toàn cầu, không ít đòi hỏi mới đang đặt ra cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng sự vận động của chuyển đổi kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa tiêu chuẩn quốc tế xanh, sạch và an toàn cho người tiêu dùng.

Mùa thu hoạch sầu riêng ở huyện Krong Ana, tỉnh Đắk Lắk.

Hệ thống các trường dạy nghề trên cả nước dù đã có nhiều cải tiến về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ chuyên gia, nhưng vẫn chưa thể nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đặc biệt là nhiều địa phương đang khan hiếm những chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, để lao động nông thôn trực tiếp thực hành các kỹ thuật của nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn và nông nghiệp thuận thiên.

Theo các chuyên gia nguồn nhân lực, đang có sự dịch chuyển rõ rệt giữa một số lĩnh vực khác sang lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng trở nên cấp thiết trong cơ cấu phân bổ việc làm xã hội ứng dụng công nghệ số. Bên cạnh các cơ sở giáo dục, thì vai trò của doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng trong quá trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.

Tuy Hòa - Nguyễn Thủy
Tin khác
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Tây Ninh Tận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, Tân Nhiên đã đưa bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tới hơn 8 quốc gia, chinh phục khách hàng bằng sự tiện lợi và chất lượng.

Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia
Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia

Thực tiễn đặt ra câu hỏi: Việt Nam sẽ tiếp tục "chạy lũ" theo từng mùa, hay đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược quốc gia về phòng chống lũ, thích ứng dài hạn...

Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?

Hai đề tài dược liệu đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao, nhưng vẫn bị kết luận “không hoàn thành”, để lại day dứt...

Hành trình Đồng Giao
Hành trình Đồng Giao

Năng lực chế biến của DOVECO đã đạt gần 220.000 tấn sản phẩm/năm, doanh thu giai đoạn 2020-2025 vượt 12.000 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 436 triệu USD. Đời sống hơn 15.000 hộ nông dân liên kết ngày một nâng lên.

Nơi những giấc mơ không khép lại
Nơi những giấc mơ không khép lại

Giữa đại ngàn xứ Quảng, cây thuốc hồi sinh cùng giấc mơ giữ rừng, giữ người, giữ lấy một hy vọng chưa từng tắt trong những cuộc đời nhiều lặng lẽ.

Một đời giữ lại cho dược liệu quý
Một đời giữ lại cho dược liệu quý

Từ vùng rừng nghèo khó, cây thuốc trở thành sinh kế mới, giúp người dân giữ rừng, sống khỏe và sung túc hơn.

65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người
65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nông trường quốc doanh Đồng Giao cách đây 65 năm trở thành kim chỉ nam để DOVECO đạt được những thành tựu rực rỡ hôm nay.

TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh

Các nước phát triển đã thực hiện những tiến bộ rất lớn trong ngành nông nghiệp. Họ trải qua nhiều thập niên để công nghiệp hóa đất nước, cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác, và tiên tiến trong nông nghiệp số hay nông nghiệp thông minh; trong khi Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác bị bỏ lại phía sau khá xa.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.