Dân Hàn Quốc giảm mua trái cây vì giá tăng

Văn Việt - Thứ Ba, 12/03/2024 , 09:26 (GMT+7)

Dữ liệu của chính phủ Hàn Quốc ngày 10/3 cho thấy mức tiêu thụ trái cây nước này đã giảm gần 20% trong 15 năm qua do thiếu nguồn cung và giá cả tăng vọt.

Trái cây được bày bán tại một siêu thị ở Hàn Quốc. Ảnh: Korea Herald.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, mức tiêu thụ trái cây bình quân đầu người của quốc gia đã giảm 19% xuống còn 55kg vào năm 2022 sau khi đạt đỉnh 67,9kg vào năm 2007.

Quýt và táo đứng đầu mức tiêu thụ bình quân đầu người với lần lượt là 11,8kg và 11kg, tiếp theo là lê (4,4kg), nho (4,4kg), đào (3,7kg) và hồng (1,9kg).

Một báo cáo khác của Cục Phát triển Nông thôn Hàn Quốc cho hay việc tiêu thụ trái cây có mối liên hệ chặt chẽ với giá cả vì chúng thường được coi là mặt hàng thực phẩm ít thiết yếu nhất và mức tiêu thụ thường giảm khi giá tăng.

Ví dụ, trong đại dịch Covid-19, người tiêu dùng đã giảm chi tiêu cho các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và thủy sản nói chung trung bình 1,4%. Trong khi sức mua thịt giảm 0,8% thì nông sản và trái cây giảm lần lượt là 6,9% và 9,3%.

Trong bối cảnh lạm phát ngày càng nghiêm trọng những tháng gần đây, có rất ít dấu hiệu cho thấy giá cả trái cây sẽ sớm được bình ổn trở lại. Hai tháng đầu năm nay, giá trái cây đã tăng gần 40% so với một năm trước, mức tăng mạnh nhất trong 32 năm. Quýt và táo, hai loại trái cây phổ biến nhất, có giá tăng lần lượt 71% và 78% trong cùng kỳ.

Sản lượng giảm được coi là yếu tố chính đẩy giá trái cây tăng cao. Tổng diện tích trồng trái cây của quốc gia này đã giảm từ 172.900ha vào năm 2000 xuống còn 158.830ha vào năm 2022. Tổng số nông dân ở Hàn Quốc, do dân số đang già đi nhanh chóng, cũng giảm từ 2,85 triệu xuống 2,17 triệu trong thập kỷ qua.

Điều kiện thời tiết bất thường, như lượng mưa lớn, đã đặt ra thêm thách thức cho sản xuất trái cây. Năm ngoái, sản lượng táo và lê giảm mạnh, khoảng 30% mỗi loại, phần lớn là do thiệt hại do nhiệt độ thấp trong thời gian hoa nở mùa xuân và những trận mưa như trút vào mùa hè.

Để giải quyết tình trạng thiếu nguồn cung trái cây và các mặt hàng nông sản khác, Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc Song Mi-ryung tuần trước tổ chức một cuộc họp báo khẩn cấp, trong đó bà cam kết thành lập một cơ quan tư vấn về sản xuất trái cây, đồng thời mở rộng hỗ trợ tài chính cho nông dân.

“Chúng tôi sẽ đầu tư 20,4 tỷ won (hơn 15,5 triệu USD) từ tháng 3 đến tháng 4 để giảm giá 13 mặt hàng, trong đó có táo và hành lá”, bà nói, gợi ý rằng chính phủ cũng có thể tăng nhập khẩu để giảm bớt vấn đề về nguồn cung, đặc biệt là với táo và lê.

Văn Việt (Theo Korea Herald)
Tin khác
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới
Bánh tráng Tân Nhiên đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Tây Ninh Tận dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, Tân Nhiên đã đưa bánh tráng Việt Nam xuất khẩu tới hơn 8 quốc gia, chinh phục khách hàng bằng sự tiện lợi và chất lượng.

Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia
Đặt lại bài toán chống lũ: Từ ứng phó sang chiến lược quốc gia

Thực tiễn đặt ra câu hỏi: Việt Nam sẽ tiếp tục "chạy lũ" theo từng mùa, hay đã đến lúc phải xây dựng một chiến lược quốc gia về phòng chống lũ, thích ứng dài hạn...

Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh
Thứ trưởng Võ Văn Hưng: Việt Nam-Senegal cùng hành động vì nền nông nghiệp xanh

Thứ trưởng Võ Văn Hưng đề xuất 5 trọng tâm hợp tác Việt Nam - Senegal tại tọa đàm đối thoại chính sách song phương.

Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?
Vì sao đề tài ý nghĩa lại bị kết luận là thất bại?

Hai đề tài dược liệu đạt yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tốt, giá trị thực tiễn cao, nhưng vẫn bị kết luận “không hoàn thành”, để lại day dứt...

Hành trình Đồng Giao
Hành trình Đồng Giao

Năng lực chế biến của DOVECO đã đạt gần 220.000 tấn sản phẩm/năm, doanh thu giai đoạn 2020-2025 vượt 12.000 tỷ đồng với kim ngạch xuất khẩu 436 triệu USD. Đời sống hơn 15.000 hộ nông dân liên kết ngày một nâng lên.

Nơi những giấc mơ không khép lại
Nơi những giấc mơ không khép lại

Giữa đại ngàn xứ Quảng, cây thuốc hồi sinh cùng giấc mơ giữ rừng, giữ người, giữ lấy một hy vọng chưa từng tắt trong những cuộc đời nhiều lặng lẽ.

Một đời giữ lại cho dược liệu quý
Một đời giữ lại cho dược liệu quý

Từ vùng rừng nghèo khó, cây thuốc trở thành sinh kế mới, giúp người dân giữ rừng, sống khỏe và sung túc hơn.

65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người
65 năm Bác Hồ về thăm Đồng Giao: Đi theo kim chỉ nam của Người

Lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Nông trường quốc doanh Đồng Giao cách đây 65 năm trở thành kim chỉ nam để DOVECO đạt được những thành tựu rực rỡ hôm nay.

TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh
TS Trần Văn Đạt: Xây dựng nông nghiệp thông minh

Các nước phát triển đã thực hiện những tiến bộ rất lớn trong ngành nông nghiệp. Họ trải qua nhiều thập niên để công nghiệp hóa đất nước, cơ giới hóa nông nghiệp, áp dụng mô hình nông nghiệp chính xác, và tiên tiến trong nông nghiệp số hay nông nghiệp thông minh; trong khi Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác bị bỏ lại phía sau khá xa.

Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.