Cuộc di cư của những loài cây ôn đới: [Bài 1] Công ông Nguyễn Công Tạn

Dương Đình Tường - Thứ Hai, 22/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Một đêm mùa đông năm 2014, GS.TS Vũ Mạnh Hải nhận được tin nguồn 'hàng' từ Đài Loan đã về tới sân bay Nội Bài, cần cử người đi đón gấp.

Vườn lê nhập giống từ Đài Loan trồng ở Tràng Định, Lạng Sơn. Ảnh: Dương Đình Tường.

"Chia trứng làm nhiều giỏ"

Bài liên quan

“Hàng” đó chính là mấy cành nhánh làm mắt ghép của 3 chủng loại cây ăn quả ôn đới gồm đào, lê và hồng gửi theo nghị định thư về trao đổi nguồn gen cây ăn quả được ký giữa Đài Loan do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Đài Loan (TARI) và Việt Nam do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) chịu trách nhiệm thực hiện. GS.TS Vũ Mạnh Hải chính là người chủ trì nội dung nghị định thư này.

Lúc ra đến sân bay Nội Bài, mọi người thấy khá nhiều cành giống có biểu hiện bị thối hoặc thâm đen ở phần gốc do đã bảo quản và vận chuyển trong kho và trên máy bay trong suốt một thời gian dài. Sau này, phía bạn cho biết, quá trình chuyển hàng gặp phải một vài trục trặc về mặt thủ tục, phải đi vòng qua một số quốc gia khác trước khi về đến Việt Nam.

Một cuộc họp chớp nhoáng của nhóm công tác bao gồm các cán bộ nghiên cứu cây ăn quả của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Bảo vệ thực vật, Trung tâm Nghiên cứu Cây ôn đới Sa Pa (thuộc Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc) được tổ chức ngay sau khi nhận hàng để xem xét, kiểm tra nguồn thực liệu và bàn phương án triển khai phù hợp.

GS.TS Vũ Mạnh Hải bên cây lê giống nhập từ Đài Loan. Ảnh: Dương Đình Tường.

GS.TS Vũ Mạnh Hải giải thích: “Vì phải đi đường vòng mất nhiều thời gian, đã có phần héo úa, sợ chúng mất sức sống, chúng tôi phải nhanh chóng vận chuyển các cành ghép đến các cơ sở có sẵn cây gốc ghép gần nhất có thể so với các địa điểm dự kiến trồng thử nghiệm theo 3 hướng chính là Sơn La, Lào Cai (kèm theo khu vực Hà Giang) và Lạng Sơn. Mục đích là “chia trứng làm nhiều giỏ”, tránh rủi ro sẽ mất hết giống.

Các điểm trồng thử nghiệm đại diện cho các tiểu vùng miền núi phía Bắc có khả năng phát triển cây ăn quả ôn đới đều thu được một số kết quả quan trọng, góp phần khẳng định tính thích ứng của các giống nhập nội với điều kiện sinh thái địa phương, đặc biệt là các giống lê - đối tượng được coi là ưu tiên hàng đầu trong phát triển cây ăn quả ôn đới ở vùng núi phía Bắc.

"Trong 6 giống lê tôi thấy Mi Xue chín sớm nhất, chất lượng ngon nhất, vỏ dày, có thể vận chuyển xa. Giống Heng Shan cũng rất có triển vọng bởi quả to, vỏ dày, chất lượng khá. Có vườn lê ở Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Phó Bảng trên Hà Giang rộng chỉ khoảng 5.000m2 nhưng nhờ làm giàn bằng khung thép để tạo khung tán thông qua kỹ thuật vít cành mà mỗi năm thu vài chục triệu đồng. Có vườn lê của một nông dân ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn nhờ vít cành bằng dây cũng ra quả nhiều, khá đẹp. 2024 là năm kết thúc đề tài 5 năm “Phát triển một số cây ăn quả ôn đới có lợi thế ở vùng miền núi phía Bắc” do Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện, chúng tôi dự kiến sau khi được bảo hộ giống sẽ nhân rộng những giống này ra sản xuất”.

Cận cảnh một giống lê Đài Loan. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tinh thần làm việc của ông Nguyễn Công Tạn

Theo ông Hải, cây ăn quả ôn đới nhập nội vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau, đầu tiên là Pháp. Thời còn làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Công Tạn đã rất quan tâm đến cây ăn quả ôn đới của Pháp. Lúc ông làm Phó Thủ tướng, quãng năm 2003 - 2004, Pháp đã có chương trình hợp tác với tỉnh Lào Cai và có vườn trình diễn nhiều giống cây ăn quả ôn đới quý ở Tả Phìn tại Sa Pa và Trại Rau quả ôn đới tại Bắc Hà.

"Có 2 quốc gia rất quan tâm đến việc trồng cây ăn quả ôn đới ở Việt Nam và quan hệ với nước ta rất tốt là Pháp và Úc. Họ đưa sang Việt Nam nhiều loại đào, mơ, mận, hồng… Sau một thời gian thử nghiệm, ngoài một số ít các giống có nhu cầu độ lạnh (CU-Chilling Unit) thấp, có khả năng ra hoa trong điều kiện Việt Nam như giống đào Maraviha, Missour, khá nhiều giống cây ăn quả ôn đới của Pháp đưa sang không thật phù hợp bởi chúng có gốc từ nơi có độ lạnh cao hơn hẳn.

Trong khi đó, các giống nhập nội từ Úc, chủ yếu qua con đường hợp tác trong khuôn khổ dự án ACIAR lại có tỷ lệ thành công cao hơn. Các giống đào Tropicbeauty, giống đào nhẵn (nectarine) Sunwright, các giống mận October Blood, Gulfgold, Rubenal… có khả năng ra hoa, kết quả tốt ở một số địa điểm trồng thử nghiệm và đang được người dân địa phương chấp nhận tuy diện tích còn chưa đáng kể", ông Hải cho biết.

Hiện nay, nhiều nông dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã trồng thành công và có thu nhập cao với giống lê nhập nội từ Đài Loan. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Hải hồi ức: “Ông Nguyễn Công Tạn luôn làm việc với tinh thần tất cả vì quốc gia. Ông thường đi nước ngoài, lại yêu nông nghiệp nên phía bạn có những giống tốt nào thì hay gửi làm kỷ niệm. Thứ nữa, ông cũng luôn chủ động, tìm cách đưa giống mới về, không chỉ về cây, con mà còn là kỹ thuật mới. Có lần sau khi đi Ý về, ông bảo với GS Trần Thế Tục lúc đó đang làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả và tôi rằng, các ông sang ngay đảo Sicily xem người Ý trồng cam, quýt trên núi đá”.

Chúng tôi sang và tận mắt chứng kiến một vùng cam, quýt rộng lớn được trồng trên các núi đá thoai thoải, tất nhiên là loại đá đang trong quá trình phong hóa, cây phát triển tốt, quả sai với màu sắc rất hấp dẫn. Lúc đang ở cương vị Thủ tướng Chính phủ, ông Phan Văn Khải trong một lần thăm Viện Nghiên cứu Rau quả, trong câu chuyện với đội ngũ cán bộ khoa học, khi nhắc đến ông Tạn có nhận xét rằng: "Anh Tạn là một người rất chịu khó “tha lôi” những thứ mới từ nước ngoài về”.

"Ngay viện tôi, ông Tạn đưa về một loạt giống mới không chỉ là cây ôn đới mà còn có cam, quýt, hướng dương lấy dầu, sở cành mềm, cây cọ châu Phi làm cảnh… Khi đưa những giống mới về thử nghiệm như vậy, có thành công, có thất bại cũng là điều đương nhiên bởi là cây nhập nội, có loại phù hợp, có loại không. Nhưng về cái tâm mà nói ông Tạn là người tuyệt vời về chuyện đưa giống mới về. Những khi đưa giống cây ăn quả ôn đới như đào, lê… về Trung tâm Nghiên cứu Cây ôn đới ở Sa Pa, ông thường nhắc các trợ lý (anh Trình, anh Tùng…) thông báo cho viện chúng tôi lên xem ngay. Rất tiếc là bây giờ một số cây ở đó đã không còn do cả việc chăm sóc lẫn bảo vệ.

Thứ nữa, khi đưa một số giống cam, quýt về trồng ở một nơi cách ly không gian là đảo Cát Bà (Hải Phòng), chúng tôi đã nhiều lần ra đó để xem, có một giống khá thích hợp, được người dân địa phương đánh giá cao, tuy nhiên mới chỉ phát triển ở chừng mực nhất định", ông Hải chia sẻ.

Chủ vườn Hoàng Văn Khi ở xã Đội Cấn (huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) thu hoạch lê. Ảnh: Dương Đình Tường.

Quay trở lại thời ông Nguyễn Công Tạn còn làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, Việt Nam đang phải lo chuyện ăn no nên chỉ tập trung vào trồng cây lương thực và một số cây ăn quả như dứa, cam. Ông luôn đau đáu rằng làm sao để Việt Nam có thể xuất khẩu rau quả đạt 1 tỉ USD (lúc đó rau quả đang xuất khẩu được khoảng 200 đến 300 triệu USD/năm còn bây giờ đang 6 tỉ USD/năm), mà trong đó có một phần là cây ôn đới.

"Đến thời ông Cao Đức Phát làm Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, có lần ở sân bay California (Mỹ) có hỏi tôi rằng ông Hải ơi, sao mình lại không có những giống đào có quả to và đẹp như của Trung Quốc?. Tôi có trả lời rằng thưa anh, độ lạnh của Trung Quốc có vùng tới 1.000 CU, ở ta không thể bói đâu ra những vùng như thế cả, chỉ khoảng 200 - 300 CU cho nên đưa những giống đó về khó có thể ra hoa được và giả sử có quả, chất lượng chắc chắn kém xa nơi nguyên sản. Vì thế phải tập trung vào những giống chất lượng vừa phải nhưng phù hợp trong điều kiện Việt Nam”, ông Hải nhớ lại.

Ông Hải phân tích, cây ăn quả ôn đới được phân ra làm 3 nhóm: Nhóm yêu cầu độ lạnh cao (số giờ lạnh nhiều) như giống của Trung Quốc, trồng gần Bắc Kinh nhiệt độ rất thấp, chất lượng tốt; nhóm yêu cầu độ lạnh trung bình và nhóm yêu cầu độ lạnh thấp (số giờ lạnh ít). Ở Việt Nam nên tập trung chủ yếu vào nhóm yêu cầu độ lạnh trung bình và nhóm yêu cầu độ lạnh thấp giống như Đài Loan hay miền nam Trung Quốc.

Dương Đình Tường
Tin khác
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu
Lãnh đạo PAN Group chia sẻ hành trình xây dựng hệ sinh thái tại diễn đàn toàn cầu

Tổng Giám đốc Tập đoàn PAN Nguyễn Thị Trà My chia sẻ khát vọng xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp trong diễn đàn của Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình
Lạc vào cuộc ‘đua thuyền’ truyền hình Quảng Bình

Không có hàng ngàn cổ động viên reo hò, nhưng tôi đã tưởng tượng là ê kíp truyền hình trực tiếp đang chèo một con thuyền chở văn hóa Quảng Bình đi khắp muôn nơi...

Câu chuyện từ quả tầm bóp*
Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Bà con không chỉ làm nông, bà con có thể làm người kể chuyện của làng. Từ những trái tầm bóp hôm nay, sẽ nảy nở nên một tương lai ngọt lành cho làng quê.

Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi
Ngàn năm nước đổ - ngàn mùa người đi

Một góc nhìn nhân hậu về ruộng bậc thang của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã đánh thức trong tôi cả một ký ức sống của núi rừng.

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Dù khiêm tốn đến mấy, hẳn ông Lê Nam Sơn, ông Trịnh Bá Ninh và các biên tập viên kỳ cựu của báo đều không thấy chướng khi nói rằng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã góp phần làm nên, làm vững chắc thêm hiện tượng Báo Nông nghiệp Việt Nam số Tết trong làng báo nước nhà.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Xuất xứ cuốn truyện 'Mồ cô Phượng'

Ông bạn già kính mến của tôi thầm lặng viết 'Mồ cô Phượng', ở trong các tiệm ăn, ngoài đường, quán chợ, bến tàu. Vậy mà tuyệt nhiên không nói với tôi một lời.

Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo
Hồi ký Phùng Bảo Thạch: Hoàng Tích Chu - Khí phách một nhà báo

Tôi say sưa đọc đi đọc lại bài báo của Hoàng Tích Chu. Với bài báo này, anh đã để lại trong tôi cái ấn tượng tốt đẹp của khí phách một người làm báo.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân