Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.
Trên một ngọn đồi đất đỏ, có một cây sầu riêng con được gieo bởi tay một người nông dân trẻ. Anh dồn hết hy vọng vào nó. Cây lớn lên nhanh chóng, vươn cao, xanh tốt. Xung quanh chẳng có cây nào khác, chỉ có nắng, gió và đất.
Cây hãnh diện vì sự đơn độc ấy. Nó tin rằng: “Càng không ai cạnh tranh, ta càng độc tôn. Ta sẽ ra những trái to nhất, thơm nhất, làm nên danh tiếng một mình”.
Năm đầu tiên cây ra trái, nhưng chẳng như mong đợi. Trái ít, nhiều trái rụng non. Có trái sâu đục, có trái bị gió làm nứt nẻ, rụng xuống đất rồi hư. Không ai ghé thăm, không có ong bướm nào bay đến giúp nó thụ phấn. Người trồng cũng mỏi mệt vì chăm một mình một cây giữa đồi hoang.
Cây Riêng Cô Độc giận dữ: “Tại đất! Tại trời! Tại ong không biết điều! Tại ông chủ lười biếng!”.
Rồi một chiều, cơn gió mang theo câu chuyện từ nơi xa. Ở cuối triền đồi, có một vườn trái cây mang tên Vườn Chung Đồng Thuận. Ở đó, những cây sầu riêng sống cùng nhau. Mỗi cây một loại, một đặc tính, nhưng lại cùng chia sẻ ánh sáng, nước, đất. Người trồng thì cùng hợp tác: bón phân hữu cơ tập trung, mời kỹ sư về hướng dẫn, bảo vệ sinh thái vườn.
Cây sầu riêng bĩu môi: “Chỗ đông đúc vậy, sống sao nổi?”.
Gió chỉ khe khẽ đáp: “Ở đó, không ai che mất ánh sáng của ai. Cây thấp sống dưới tán cây cao. Cây cao giúp giữ độ ẩm cho đất. Cây cằn sẽ được ủ lá cây khác làm phân. Mỗi người một việc, cùng nhau mới bền”.
Năm tiếp theo, hạn hán kéo dài. Trên đồi trọc, đất nứt nẻ, rễ không bám nổi. Cây rụng gần hết lá. Trái không đậu. Người nông dân già yếu không còn đủ sức tưới tắm cho cây như xưa. Ông chỉ lặng nhìn cây, rồi nói như với chính mình: “Có lẽ… ta đã sai. Ta chỉ chăm một mình con, mà quên mất, cây cũng cần bạn, như người vậy. Một mình thì mạnh, nhưng không đi xa được”.
Cây Riêng Cô Độc nghe vậy, khựng lại. Lần đầu tiên, nó nhận ra thứ mình thiếu không phải phân bón, mà là sự chung sống.
Một buổi sáng, người con trai của ông lặng lẽ bứng cây đem xuống chân đồi, trồng lại trong Vườn Chung Đồng Thuận. Ban đầu, cây lạ lẫm. Nhưng rồi, từng đợt mưa, từng đám ong, từng luống phân bón hữu cơ… tất cả hòa quyện như một điệu nhạc chung. Cây học cách sống với những cây bạn xung quanh. Không còn ganh đua, chỉ còn nương tựa.
Mùa đầu tiên ở vườn mới, cây sầu riêng ra hơn ba chục trái. Cơm vàng, thơm đượm. Cùng với những trái cây khác, chúng được đóng gói chung, mang thương hiệu của cả vườn, không ai là ngôi sao riêng lẻ.
Người chủ trẻ nhẹ nhàng vuốt lên thân cây: “Con đâu cần đứng một mình để toả sáng. Cùng nhau, chúng ta mới thành ánh sáng bền vững”.
Và mỗi mùa gió về, tiếng gió vẫn khẽ hát: “Muốn đi nhanh, thì đi một mình. Muốn đi xa, hãy đi cùng nhau. Như sầu riêng ngày ấy, tưởng mạnh nhất… Nhưng chỉ lớn lên thật sự, khi biết cần nhau”.
Lê Minh Hoan
(Sưu tầm và cải biên)
Minh họa: Trương Khánh Thiện
Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.
Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk: Cùng nhau kiểm soát chất lượng, khi chất lượng sản phẩm và các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, tồn dư đảm bảo thì chuyện gian lận sẽ không còn.
Gần 1.000 mã số mới được phê duyệt là cơ hội lớn, nhưng để giữ niềm tin, ngành sầu riêng buộc phải chuẩn hóa toàn chuỗi và tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu thị trường.
Ngoài các biện pháp kỹ thuật, nạn 'ăn cắp' mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói cần có những chế tài mạnh mẽ để ngăn chặn, xử lý triệt để.
Trước các quy định ngày càng ngặt nghèo, sầu riêng phải được quản lý chặt chẽ từ sản xuất đến thương mại, nâng cao chất lượng, uy tín sầu riêng Việt Nam.
Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.
Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam: Lúa trổ bông không thể thụ phấn, thụ tinh, bông, hạt lép, mỗi sào chỉ vài chục kg..., chuyện không phải mới nhưng vẫn cứ xảy ra là điều chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận và rà soát lại.
Nguyễn Hưng Hải là trường hợp đặc biệt trong số các nhà văn, nhà thơ dành cả cuộc đời, phần lớn thi nghiệp theo đuổi đề tài về Bác Hồ.
Nhắc đến Đoàn Giỏi là nhắc đến 'Đất rừng phương Nam'. Thế nhưng, nhà văn của Nam Bộ ấy còn được công chúng yêu mến bởi rất nhiều những tác phẩm bất hủ khác.
Theo ông Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc là đúng đắn, phù hợp với lòng dân, đảm bảo sinh kế bền vững.
Mới đây, dự án 'Phổ cập giống lạc chất lượng cao cho vùng khô hạn và nâng cao giá trị gia tăng cây lạc ở Việt Nam' đã được khởi động tại Nghệ An.