| Hotline: 0983.970.780

Tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm của đề án về sạt lở

Thứ Tư 28/05/2025 , 12:42 (GMT+7)

UBND tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam.

UBND tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp nhận và quản lý, sử dụng các sản phẩm của Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Bộ Tài nguyên và Môi trường) thực hiện và chuyển giao; tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức trong công tác phòng, tránh sạt lở đất đá, lũ quét.

Đó là một trong những nội dung của Kế hoạch số 1548/KH-UBND do UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành về việc triển khai thực hiện Đề án “Cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét” trên địa bàn tỉnh.

Nước lũ dâng ngập nhà dân ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Hòa An.

Nước lũ dâng ngập nhà dân ở huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Hòa An.

Ngoài nội dung trên, Kế hoạch nêu rõ, tỉnh Cao Bằng điều tra, đánh giá, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất đá, lũ quét trên địa bàn; lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro sạt lở đất đá, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn (1:5000, 1:2.000) cho các vị trí, khu vực rủi ro cao với sạt lở đất đá, lũ quét trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, đối với khu vực nguy cơ cao, tỉnh cần thực hiện điều tra, khảo sát bổ sung cơ sở dữ liệu về thiên tai sạt lở đất, lũ quét để lập bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do cấp tỉnh thực hiện, gồm 47 khu vực, trong đó: huyện Bảo Lạc 8 khu vực; huyện Bảo Lâm 6 khu vực; huyện Hạ Lang 2 khu vực; huyện Hà Quảng 7 khu vực; huyện Hòa An 5 khu vực; huyện Nguyên Bình 5 khu vực; huyện Quảng Hòa 3 khu vực; huyện Thạch An 3 khu vực; thành phố Cao Bằng 1 khu vực; huyện Trùng Khánh 7 khu vực.

Khu vực (vị trí/điểm) cần rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin lên bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do địa phương, người dân thực hiện.

Đồng thời, UBND tỉnh quản lý, khai thác, cập nhật, phối hợp cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu về sạt lở đất đá, lũ quét trên địa bàn cho Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất đá, lũ quét theo thời gian thực trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện cho người dân chủ động cung cấp thông tin về sạt lở đất đá, lũ quét.

Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét; kiểm tra, rà soát, cắm biển cảnh báo tại những khu vực sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất đá, lũ quét; lồng ghép bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở đất đá, lũ quét vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian thực hiện đề án từ năm 2025 đến năm 2030.

Xem thêm
Vét mương khơi dòng, nước mát về đồng

Đồng Tháp Hệ thống thủy lợi được đầu tư đồng bộ giúp nông dân Đồng Tháp chủ động nước tưới cho vụ hè thu 2025 và ứng phó được hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô.

Hơn 11.200 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển Thái Bình

Từ nay đến năm 2030, tỉnh Thái Bình cần hơn 11.200 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển ở địa phương.

Bình luận mới nhất