| Hotline: 0983.970.780

Tăng mức xử phạt với hành vi sử dụng chất cấm

Thứ Hai 22/02/2016 , 06:35 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT vừa đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP (tháng 10/2013) theo hướng xử phạt nặng hơn nhằm tạo sức răn đe mạnh hơn.

Bộ NN-PTNT cho biết, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và hành vi giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi của chủ cơ sở giết mổ và chủ lô gia súc còn thấp, chưa đủ sức răn đe cũng như chưa hợp lý.

Mặt khác, Bộ luật Hình sự 2015 được Quốc hội thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016 đã có những điểm mới về việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi cần phải sửa đổi, bổ sung để đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

Vì vậy, tại dự thảo, Bộ đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo hướng xử phạt nặng hơn như sau: Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi vi phạm giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (quy định hiện hành là 10 - 15 triệu).

Bên cạnh đó, Bộ đề xuất phạt tiền bằng 80 - 100% tổng giá trị động vật vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi nông hộ nhưng chưa tạo dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm; phạt tiền bằng 100 - 120% tổng giá trị động vật vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trang trại hộ nhưng chưa tạo dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm.

Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Xử phạt hành vi đưa nước vào động vật trước, sau khi giết mổ theo giá trị động vật. Ngoài ra, theo Bộ NN-PTNT, việc xử lý hành vi cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ theo Nghị định 119/2013/NĐ-CP chưa đảm bảo tính hợp lý, răn đe.

Theo quy định tại Nghị định 119/2013/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm này quy định chung là 5 - 6 triệu đồng. Điều này có nghĩa rằng: việc cố tình bơm nước vào 2 cá thể động vật là gà và trâu, bò cũng bị phạt cùng một mức phạt, trong khi đó, trọng lượng cũng như giá trị của 2 cá thể này khác nhau.

Vì vậy, Bộ đề nghị sửa đổi mức xử phạt đối với hành vi này theo hướng phạt theo giá trị động vật, sản phẩm động vật.

Bộ đề xuất phạt tiền bằng 40 - 60% tổng giá trị động vật tại thời điểm vi phạm đối với hành vi vi phạm cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước và sau khi giết mổ nhưng số tiền phạt tối đa không quá 50 triệu đồng. Bộ NN-PTNT đang lấy ý kiến dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

MINH PHÚC

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Đào đồi, dựng trạm sao chính quyền không biết?

PHÚ THỌ Cả một vạt đồi bị đào xới, đất sét tinh tập kết số lượng lớn, thêm hai chiếc bồn xilo chôn ngầm để chứa quặng. Nhưng hỏi cán bộ xã, huyện Yên Lập đều không biết...

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quản lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể, nhằm đảm bảo việc bố trí, sử dụng cơ sở vật chất một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.