| Hotline: 0983.970.780

Tại sao ăn ốc biển có thể bị ngộ độc?

Thứ Ba 20/01/2015 , 06:35 (GMT+7)

Trong ốc biển có hai độc tố chính là Tetrodotoxin và Saxitoxin, là hai chất độc gây các triệu chứng nôn mửa, khó thở, hôn mê... khiến nạn nhân có thể chết sau 30 phút hoặc 8 tiếng nếu không được đi cấp cứu kịp thời. 

Đây là câu hỏi của bạn Phạm Minh Hùng, Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo các nhà nghiên cứu ở Viện Hải dương học Nha Trang, khá nhiều loài ốc là nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc. Trong một số trường hợp độc tố của ốc không bị phân hủy trong quá trình xử lý, chế biến ở nhiệt độ cao.

Trong ốc biển có hai độc tố chính là Tetrodotoxin và Saxitoxin, là hai chất độc gây các triệu chứng nôn mửa, khó thở, hôn mê... khiến nạn nhân có thể chết sau 30 phút hoặc 8 tiếng nếu không được đi cấp cứu kịp thời.

Hai độc tố này đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, có trọng lượng phân tử thấp, do tính chất hóa học khá đặc biệt (bền nhiệt, bền pH...) nên không bị phân hủy, biến tính trong quá trình xử lý ở nhiệt độ cao khi chế biến, do đó độc tố có thể tồn tại trong các sản phẩm thức ăn đã được chế biến chín như xào, luộc, hấp..., thậm chí kể cả sản phẩm cấp đông, đóng hộp.

Không phải tất cả các cá thể trong cùng một loài đều chứa độc tố, và độc tính cũng rất khác biệt theo từng cá thể. Độc tố trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn và ốc trám đã được xác định là saxitoxin. 

Thông thường sau khi ăn phải thực phẩm biển có chứa độc tố tetrodotoxin hay saxitoxin, triệu chứng ngộ độc xảy ra trong vòng 20 phút đến ba giờ. Nạn nhân thường có cảm giác tê rần, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, sau đó lan dần đến chân tay, đôi lúc có kèm đau đầu, đau bụng, đau chân tay, mất thăng bằng vận động (đi đứng loạng choạng), nôn mửa dữ dội, rồi khó thở, sùi bọt mép, hôn mê, hô hấp ngưng trệ do bị tê liệt... 

Hiện nay không có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc do độc tố tetrodotoxin và saxitoxin. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, biện pháp chữa trị hữu hiệu nên áp dụng đối với các ca ngộ độc này là lập tức kích thích phản ứng nôn cho nạn nhân (nôn càng nhiều càng tốt), súc rửa dạ dày bằng than hoạt tính nhằm thải loại bớt chất độc ăn phải.

Để tránh thiệt hại đến sức khỏe và tính mạng con người, trước hết cần hết sức thận trọng khi tiếp xúc, tránh tò mò cầm nắm, đụng chạm vào những loài ốc lạ, màu sắc sặc sỡ để không bị chích vào tay hoặc bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Và tuyệt đối không nên ăn những loài ốc có tiền sử gây ngộ độc hoặc chưa được kiểm chứng chắc chắn an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quản lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể, nhằm đảm bảo việc bố trí, sử dụng cơ sở vật chất một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.