| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng màng bọc thực phẩm đúng cách

Thứ Bảy 06/08/2016 , 07:05 (GMT+7)

Màng bọc thực phẩm vô cùng tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

* Sử dụng màng bọc thực phẩm thế nào mới đúng cách?

Màng bọc thực phẩm vô cùng tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy, có nhiều thực phẩm không thích hợp với việc sử dụng màng bọc, ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy người sử dụng cần lưu ý những điều gì khi dùng màng bọc thực phẩm?


Ảnh minh họa

 

+ Những thực phẩm không nên bảo quản bằng màng bọc thực phẩm: Dùng màng bọc thực phẩm bọc 100g cà rốt thì sau một ngày hàm lượng Vitamin C chứa trong cà rốt giảm 3,4 mg, hàm lượng Vitamin C trong đậu đũa giảm 3,8 mg.

Với dưa chuột, sau một ngày một đêm được bọc trong màng thực phẩm, lượng Vitamin C bị hao hụt tương đương với 5 quả táo tàu. Cũng không nên dùng nó bọc đồ ăn chín, đồ ăn nóng và những thực phẩm chứa dầu mỡ vì sau khi tiếp xúc với những thực phẩm này, thành phần hoá học chứa trong màng bọc sẽ dễ dàng phát huy, thâm nhập vào thực phẩm, gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ.

+ Không nên hâm nóng đồ ăn cùng màng bọc thực phẩm

+ Phân biệt rõ chủng loại rồi mới sử dụng. Hiện nay, phần lớn màng bọc thực phẩm trên thị trường có thể chia thành hai loại: Màng bọc thực phẩm phổ biến, dùng để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh và màng bọc thực phẩm dùng trong lò vi song (loại này dùng được cả trong lò vi sóng và trong tủ lạnh).

Khi sử dụng, người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý điểm khác biệt này. Đối với những màng bọc thực phẩm không đề cập đến việc sử dụng trong lò vi sóng, chúng ta tuyệt đối không được bọc chúng để chế biến hoặc hâm nóng bằng lò vi sóng. Thậm chí, đối với những màng bọc có thể dùng trong lò vi sóng, chúng ta cũng không nên sử dụng trong thời gian quá dài, tránh nhiệt độ thực phẩm tăng cao khiến màng bọc tan chảy, dính vào đồ ăn.


* Mẹo giúp giảm đau cho bé khi mọc răng?

Chiếc răng đầu tiên bao giờ cũng khiến bé đau nhất, bứt rứt và khó chịu. Vì thế, mẹ hãy tìm cách xoa dịu cơn đau của con bằng những gợi ý dưới đây:

1. Cho con tắm nước ấm.

2. Cho bé ngậm núm ti lạnh.

3. Làm lạnh đồ chơi của bé. 

4. Ướp lạnh khăn. 

6. Cho bé "mượn" ngón tay của mẹ. 

Bất cứ bé nào cũng phải trải qua giai đoạn mọc răng và hầu hết đều có những biểu hiện như trên. Vì thế mẹ đừng quá lo lắng mà hãy cố gắng tìm cách để xoa dịu con đau cho bé. Giai đoạn này có thể thật khó khăn với mẹ vì bé không chỉ hay bị sốt, tiêu chảy,... mà con quấy khóc, cáu gắt suốt cả ngày. Tuy nhiên, càng về sau, bé sẽ dần quen hơn với chuyện này và các triệu chứng của con cũng giảm đi đáng kể so với khi mọc chiếc răng đầu tiên.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Lập Ban chỉ đạo về giải quyết vướng mắc tại các dự án lớn

Thủ tướng vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc các dự án lớn đang tồn đọng.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí trong đầu tư công, đất đai, tài sản công

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND nhằm cụ thể hóa các biện pháp phòng, chống lãng phí trong năm 2025 và những năm tiếp theo.