Sơn La: Độc đáo lễ hội miền đá cổ Hang Chú
Chủ Nhật 05/01/2025 , 09:40 (GMT+7)(TN&MT) - Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội về miền đá cổ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo du khách, người dân tới tham gia, trải nghiệm, tạo không khí rộn ràng, tươi vui đón chào năm mới.
Sơn La: Độc đáo lễ hội miền đá cổ Hang Chú
(TN&MT) - Lần đầu tiên được tổ chức, Lễ hội về miền đá cổ xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã thu hút đông đảo du khách, người dân tới tham gia, trải nghiệm, tạo không khí rộn ràng, tươi vui đón chào năm mới.
Hang Chú là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, Sơn La, nơi sinh sống của đông đảo đồng bào dân tộc Mông với những khu đá cổ mang truyền thống tâm linh, được bà con gìn giữ lâu đời.


Diễn ra từ ngày 3-5/1, Lễ hội gồm chuỗi hoạt động phong phú, hấp dẫn, nhằm phục dựng, tái hiện, trình diễn các nghi thức cổ của đồng bào dân tộc Mông, như: Lễ cúng Cột đá Tủa Sềnh, chế tác khèn, rèn dao, nấu rượu, hát đối dân ca…
Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh, mảnh đất, con người quê hương Hang Chú thân thiện, mến khách; cùng các sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.




Ông Hờ A Dua, Chủ tịch UBND xã Hang Chú, Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết: Lễ hội được tổ chức đúng vào dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Mông, nên bà con càng phấn khởi, háo hức tham gia và trải nghiệm các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội.




"Thông qua Lễ hội, xã Hang Chú mong muốn khôi phục lại bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông, như khèn Mông, múa Mông, tắc khèn, rèn dao của người Mông… Thứ hai nữa là mong muốn qua Lễ hội này bạn bè, du khách gần xa biết đến Hang Chú nhiều hơn, sẽ quảng bá, giới thiệu về Hang Chú để địa phương thu hút được nhiều người biết đến hơn", ông Hờ A Dua nói.
.jpg)
Đặc sắc Ngày hội hoa đào Lóng Luông
(TN&MT) – Ngày hội hoa đào là hoạt động được xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La tổ chức thường niên vào dịp đầu xuân mới, khi hoa đào nở rộ, nhằm tôn vinh nét đẹp của hoa đào Lóng Luông; quảng bá, giới thiệu tiềm năng, bản sắc văn hóa các dân tộc xã Lóng Luông với nhiều hoạt động hấp dẫn, độc đáo.
.jpg)
Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể
(TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

Lào Cai: Độc đáo Lễ cúng “Thần Nước, Thần Rừng” của người Hà Nhì
(TN&MT) - Sau Tết Nguyên Đán, đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý, Lào Cai lại cùng nhau cúng “Thần Nước, Thần Rừng” cầu mong bình an, no ấm, hạnh phúc và giáo dục con cái bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Đây là một nét văn hoá đặc sắc riêng của dân tộc Hà Nhì ở vùng cao Lào Cai.

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Đầu Xuân đi trẩy hội mở cửa rừng
(TN&MT) - Đây là sự kiện văn hóa, tín ngưỡng lớn trong năm của huyện Lạng Giang nhằm tôn vinh, quảng bá, giới thiệu giá trị lễ hội đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then. Lễ hội mở cửa rừng được tổ chức từ ngày 07/02 đến 09/02 (tức ngày mùng 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch) tại đền Cổ Ngựa, đền Chúa Then, thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

Hòa Bình: Tục để cây mía bên ban thờ của người Mường
(TN&MT) - Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum vầy, mà còn là thời điểm để mỗi người tìm về cội nguồn văn hóa, gìn giữ những phong tục truyền thống tốt đẹp. Trong văn hóa của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, cây mía không chỉ là một loại cây trồng thông thường, mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc.