| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Công trình tiền tỷ vẫn không có nước dùng

Thứ Năm 26/03/2009 , 10:14 (GMT+7)

Cho dù đã được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch phục vụ dân sinh nhưng thiếu vẫn hoàn thiếu.

Hệ thống ống nước rò rỉ thẳng ra suối
Hiện nay, ở hầu hết các thôn của xã Tà Rụt (huyện ĐaKrông, Quảng Trị) đã lâm vào cảnh thiếu nước sạch để dùng, cho dù ở đây đã được Nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch phục vụ dân sinh… 

Được biết, xã Tà Rụt được đầu tư 3 công trình nước sạch để phục vụ cho người dân của 9 thôn. Công trình nước sạch Tà Hẹp (xây dựng năm 2006), cung cấp nước sạch cho thôn Tà Hẹp; công trình nước sạch A Vương (xây dựng năm 2007), nhằm cung cấp nước sạch cho người dân thôn A Vương,  mỗi công trình được đầu tư trên 1 tỷ đồng. Riêng công trình A Pun (xây dựng năm 2006) với tổng mức đầu tư là 2,8 tỷ đồng, nhằm cung cấp nước cho 4 thôn là A Pun, Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3...

Trao đổi với chùng tôi, ông Trần Đình Bắc - Chủ tịch UBND xã Tà Rụt cho hay: “Trong các công trình nước sạch này thì có công trình A Vương đang được sử dụng khá tốt. Tuy vậy, tại đoạn ống ở km 40 đã có hiện tượng hư hỏng nên người dân ở đây vẫn phải dùng nước suối. Công trình Tà Hẹp hiện chỉ phát huy được đoạn đầu nguồn nước, đoạn cuối nguồn thì chịu dừng. Riêng công trình A Pun đã không dùng được nữa...”. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao, ông Chủ tịch xã trả lời: “Các công trình bị hư hại là do bão, lũ...”. Khi được hỏi có nguyên nhân do người dân phá không thì ông chủ tịch không trả lời mà chuyển sang nói chuyện khắc phục: “Hiện nay, UBND xã đã có tờ trình gửi lên huyện để kêu gọi đầu tư sửa chữa. Trong đó xã dự trù xin kinh phí khắc phục hệ thống công trình A Pun khoảng 250 triệu đồng”.

“Cách đây 3 năm, khi bể nước A Pun đi vào hoạt động cung cấp nước cho đồng bào, ai cũng mừng vì có nước sạch. Nhưng được một thời gian sau lại phải xuống suối lấy nước về dùng vì công trình không có nước nữa...”, ông Hồ Trọng Biên - Bí thư Đảng ủy xã Tà Rụt cho biết.

Để biết công trình A Pun hư hỏng đến đâu, chúng tôi nhờ một người dân thôn A Pun đưa đường vào đến tận nơi. Đi khoảng 5 km qua mấy cánh rừng nhỏ, chúng tôi đến bề nước đầu nguồn. Cây cối um tùm, bao vây khu bể. Toàn bộ 3 khoang chứa của bể đều có vấn đề. Khoang giữa trong tình trạng nước cạn gần đáy; 2 khoang hai bên có nước nhưng ống nước đã bị mất và nước trong bể cứ thế tuôn chảy ra ngoài... Dọc theo đường ống nước dẫn về các thôn, nhiều đoạn bị hở hoặc rỉ sét, đứt đoạn. Một đoạn ống dẫn nước băng qua con suối, ống nước hở chỗ khớp nối và nước cháy ồ ồ cấp thẳng về cho dòng suối.

Để có nước sinh hoạt, người dân trong vùng phải đi xách nước ở sông Tà Rụt. Cô giáo Kim Oanh đã dạy học ở đây hơn 10 năm, vừa đi lấy nước về, mệt nhọc đứng thở một lúc rồi phân trần: “Mấy thầy cô trẻ thường đi lấy nước cho người lớn tuổi dùng chung. Nhưng hôm nào bận dạy thì phải phân công nhau về suối. Nước suối cũng không được sạch, hôm nào trời mưa thì đổi màu nhìn thấy lo. Nhưng không dùng thì cũng chẳng biết lấy nước ở đâu. Có mưa thì hứng dùng được vài hôm cũng hết...”.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Gần thập kỷ sống trên cung đường ô nhiễm: Đá 'quả bóng trách nhiệm'

HẢI DƯƠNG - Khi người dân bức xúc, phản ánh về ô nhiễm môi trường, chính quyền xã, thị trấn chỉ biết ra văn bản gửi huyện và huyện tiếp tục đề nghị đến ban, ngành cấp tỉnh....

Sắp xét xử cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước nhận hối lộ

Sau khi nhận hối lộ, ông Nguyễn Lộc An, cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã dùng 14 tỷ đồng để mua căn biệt thự.

Bộ Công an: Cụm thi đua số 4 giao ước giải quyết tin tố giác tội phạm đạt 90%

Khối các đơn vị trực thuộc Bộ Công an vừa tổ chức Lễ ký giao ước thi đua và phát động phong trào thi đua 'Vì an ninh Tổ quốc' năm 2025.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.

Quản lý tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính như thế nào?

Bộ Tài chính đã có hướng dẫn cụ thể, nhằm đảm bảo việc bố trí, sử dụng cơ sở vật chất một cách đồng bộ, tiết kiệm, hiệu quả.