| Hotline: 0983.970.780

PVEP: Chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm hướng tới phát triển bền vững

Thứ Bảy 19/07/2025 , 23:41 (GMT+7)

Chuyển đổi số (CĐS) là một trong những định hướng chiến lược quan trọng, giúp PVEP trở thành doanh nghiệp dầu khí tiên phong hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số.

Chuyển đổi số là chiến lược trọng tâm của PVEP

Thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển Tổng công ty, bám sát định hướng của Petrovietnam giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng bộ PVEP lần thứ IV, công tác chuyển đổi số  CĐS) tại PVEP được triển khai một cách bài bản, toàn diện.

Hoạt động tại dự án Đại Hùng pha 3. Ảnh: PVEP.

Hoạt động tại dự án Đại Hùng pha 3. Ảnh: PVEP.

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty, các chương trình hành động về CĐS được ban hành và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Theo đó, có thể kể đến việc ban hành các nghị quyết, chương trình thực hiện Nghị quyết số 184/NQ-ĐU ngày 15/02/2022 của Đảng ủy Petrovietnam về CĐS tại các đơn vị thành viên/trực thuộc Tập đoàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chương trình hành động số 03/CTr-ĐU của Đảng ủy Petrovietnam, thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số và từng bước kiện toàn Phòng công nghệ thông tin - Chuyển đổi số chuyên trách, tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề, các phiên họp đánh giá tiến độ triển khai CĐS tại từng đơn vị, từng dự án cụ thể.

Qua đó, PVEP xây dựng lộ trình CĐS với các mục tiêu: Vận hành toàn diện trên nền tảng số, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và tự động hóa để tăng độ chính xác trong việc ra quyết định và giảm chi phí vận hành, xây dựng lộ trình CĐS hiệu quả, giúp PVEP tiệm cận với thế giới về trình độ điều hành, quản trị doanh nghiệp, ra quyết định dựa trên số liệu và hình thành văn hóa số trong tổ chức, chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số, xây dựng văn hóa số trong toàn PVEP.

Người lao động PVEP. Ảnh: PVEP.

Người lao động PVEP. Ảnh: PVEP.

Đồng thời, triển khai hệ thống ERP cho các lĩnh vực tài chính, lập kế hoạch, quản lý dự án và hệ thống cơ sở dữ liệu thăm dò, khai thác (EPDB) đồng bộ với hệ thống của Petrovietnam, triển khai thống nhất trên toàn bộ các dự án PVEP trực tiếp điều hành.

Trong thời gian qua, công tác CĐS tại PVEP đã có những chuyển biến rõ nét. Ban điều hành Tổng công ty đã chủ động đưa vào ứng dụng các hệ thống, công cụ số, đồng thời gương mẫu đi đầu trong thực hành chữ ký số, khai thác công cụ số, đem lại những kết quả tích cực.

Xây dựng hệ sinh thái và môi trường làm việc số

Trong năm 2024 và nửa đầu 2025, PVEP đã triển khai đồng loạt nhiều chương trình CĐS trọng điểm, tạo nên bước chuyển mình rõ nét trong phương thức điều hành và vận hành sản xuất. Nổi bật là việc ký kết hợp đồng tư vấn, xây dựng chiến lược CĐS giai đoạn 2025-2030 với FPT. Nội dung hợp tác tập trung vào đánh giá năng lực số, xác lập tầm nhìn, mục tiêu, văn hóa và con người số, đồng thời đề xuất mô hình quản lý và lộ trình triển khai phù hợp với thực tiễn hoạt động của Tổng công ty.

Cùng với đó, PVEP đã và đang tích cực triển khai các bước chuẩn bị quan trọng cho dự án Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) giai đoạn 1. Dự án sẽ được triển khai tại trụ sở Tổng công ty và các đơn vị thành viên như PVEP POC, TTKT, Khánh Mỹ, HCM…

Đoàn công tác Petrovienam/PVEP làm việc với Công ty Schlumberger Brazil trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ngày 7/7/2025. Ảnh: PVEP.

Đoàn công tác Petrovienam/PVEP làm việc với Công ty Schlumberger Brazil trong khuôn khổ chuyến công tác tháp tùng Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ngày 7/7/2025. Ảnh: PVEP.

PVEP đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở dữ liệu thăm dò, khai thác (EPDB) với tần suất cập nhật hằng ngày, tích hợp dữ liệu từ các phần mềm chuyên ngành như Petrel, Kingdom, Avocet, Techlog, Studio… Nhờ hệ thống này, các chuyên gia và kỹ sư có thể nhanh chóng truy xuất, phân tích và mô phỏng dữ liệu địa chất, từ đó dự báo sản lượng, tối ưu vận hành mỏ, nâng cao hiệu suất khai thác và kiểm soát chi phí.

Bên cạnh các chương trình nội bộ và hợp tác trong nước, PVEP cũng tích cực mở rộng hợp tác với các đối tác công nghệ quốc tế để tận dụng tri thức, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhằm tăng tốc quá trình CĐS. Một trong những dấu mốc quan trọng trong năm 2025 là việc PVEP và Tập đoàn Dịch vụ Dầu khí Schlumberger ký kết thỏa thuận hợp tác kỹ thuật, kết hợp tổ chức chương trình hội thảo kỹ thuật Discovery Workshop, mở ra chương mới trong hợp tác chiến lược giữa hai bên.

Thỏa thuận này đặt nền móng cho sự phối hợp toàn diện trong lĩnh vực kỹ thuật, hỗ trợ PVEP tối ưu hóa hoạt động thăm dò, khai thác, đặc biệt tại các mỏ hiện hữu và tiềm năng. Đồng thời, hội thảo Discovery Workshop - với các chuyên gia từ Schlumberger đã trao đổi, thảo luận, đưa ra nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực như: quản lý và tích hợp dữ liệu địa chất, địa vật lý, mô hình hóa mỏ, ứng dụng AI/ML và điện toán đám mây trong chuỗi giá trị E&P, số hóa vận hành, giám sát sản lượng, kỹ thuật khoan và hoàn thiện giếng… Sự hợp tác giữa PVEP và Schlumberger hướng tới hiệu quả thực chất, lâu dài, tập trung vào các hoạt động như: thành lập nhóm làm việc kỹ thuật chung, xác định và triển khai các dự án thí điểm ứng dụng công nghệ mới tại các mỏ ưu tiên, tăng cường đào tạo, chuyển giao công nghệ và năng lực phân tích kỹ thuật cho cán bộ kỹ thuật PVEP.

PVEP ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Digital về tư vấn xây dựng chiến lược CĐS. Ảnh: PVEP.

PVEP ký kết thỏa thuận hợp tác với FPT Digital về tư vấn xây dựng chiến lược CĐS. Ảnh: PVEP.

PVEP cũng đã mở rộng và tăng cường ứng dụng nền tảng Microsoft 365, với các công cụ như Sharepoint Online, Teams, One Drive, Power BI, Power App, Power Automate… nhằm tạo lập một không gian làm việc số linh hoạt, cho phép cán bộ nhân viên chia sẻ tài liệu, liên kết trực tuyến trong điều kiện làm việc khác nhau từ vùng sâu, vùng xa hay ở nước ngoài.

Bên cạnh đó, hệ thống văn phòng điện tử cũng được PVEP triển khai mạnh mẽ, tích hợp nhiều chức năng như quản lý công văn, giao việc, ký số, quản lý tài sản, theo dõi KPI và chấm công bằng AI. Việc ứng dụng đồng bộ các công cụ quản trị hiện đại không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình vận hành, tiết kiệm thời gian và chi phí, mà còn nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong công tác điều hành, quản trị doanh nghiệp. Đây được xem là bước tiến lớn trong xây dựng nền tảng quản trị số, đồng thời tối ưu hóa năng suất lao động, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy năng lực, chủ động trong công việc và thích ứng với môi trường làm việc hiện đại.

Chủ tịch HĐTV PVEP Trương Quốc Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo KHCN, Đổi mới sáng tạo và CĐS phát biểu chỉ đạo tạo Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát CĐS. Ảnh: PVEP.

Chủ tịch HĐTV PVEP Trương Quốc Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo KHCN, Đổi mới sáng tạo và CĐS phát biểu chỉ đạo tạo Hội thảo báo cáo kết quả khảo sát CĐS. Ảnh: PVEP.

Ngoài ra, PVEP còn ứng dụng hệ thống báo cáo quản trị thông minh (BI), cho phép phân tích dữ liệu tổng hợp từ ERP, EPDB và các nền tảng khác, hỗ trợ lãnh đạo PVEP ra quyết định kịp thời, hiệu quả, dựa trên dữ liệu thực tiễn, góp phần thể hiện rõ vai trò của công nghệ trong việc chuyển đổi phương thức quản trị, từ quản trị truyền thống sang quản trị dựa trên dữ liệu.

Xây dựng hệ sinh thái số đồng bộ giúp PVEP nâng cao khả năng cạnh tranh, tối ưu chi phí sản xuất, sẵn sàng thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn và ESG. 

Việc chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực số cho cán bộ nhân viên và xây dựng văn hóa số cũng là bước đi dài hạn nhằm hình thành đội ngũ "người lao động số", sẵn sàng làm chủ công nghệ và đổi mới trong tương lai.

Xem thêm
Vinamilk trình bày về đột phá dinh dưỡng tại Diễn đàn Phát triển Châu Á 2025

Vinamilk là diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam được mời trình bày tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit) tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất