| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 25/07/2023 , 11:09 (GMT+7)

Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường

Thứ Ba 25/07/2023 , 11:09 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường

Linh Nga {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

a1.-tg-br-vt.jpg
Các cán bộ, chiến sĩ, tăng ni, phật tử phối hợp với đoàn viên thanh niên tham gia trồng rừng

Lan tỏa phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”

Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó trưởng Ban Thường trực GHPGVN tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cho biết: Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương đứng thứ 3 cả nước về số lượng tín đồ Phật giáo, với hơn 409 ngàn người theo đạo Phật. Theo đó, trong thới gian qua, với phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã luôn đoàn kết, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các địa phương và các đoàn thể các cấp tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Song song đó, vận động chức sắc, tăng ni và tín đồ phật tử chấp hành tốt các quy định của pháp luật và phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó với cộng đồng dân cư và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động “Đền ơn, Đáp nghĩa”, “Vì người nghèo”..., đóng góp công sức, tài lực, vật lực, hiến đất, đồng thuận, hỗ trợ giải phóng mặt bằng để tiến hành các dự án kinh tế - xã hội, các dự án hạ tầng kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh, chung tay xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng phát triển và văn minh.

Tính trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, các hoạt động phật sự đã được tổ chức hiệu quả, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Cụ thể là công tác từ thiện, xã hội với hơn 419 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo, trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ…; đặc biệt, khi dịch Covid-19 bùng phát, GHPGVN tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cũng đã chung tay phòng, chống dịch, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men, y tế, nhu yếu phẩm cho người dân và ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19… với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng.

a2.-tg-br-vt.jpg
Mô hình "Lực lượng vũ trang tỉnh đồng hành với các tôn giáo trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường và thu gom rác thải, vệ sinh bãi biển" mang lại kết quả tích cực

Nhiều mô hình bảo vệ môi trường

Theo Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN, Phó trưởng Ban Thường trực GHPGVN tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, ngoài việc đồng hành cùng cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn nghiêm túc thực hiện cam kết về BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu đã ký kết với Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và Sở TN&MT. Nhờ đó, đến nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hay, hiệu quả, góp phần tạo cho môi trường sống thêm sạch, đẹp, an toàn.

Điển hình là mô hình "Lực lượng vũ trang tỉnh đồng hành với các tôn giáo trồng cây gây rừng, bảo vệ môi trường và thu gom rác thải, vệ sinh bãi biển" do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cùng thực hiện. Với việc huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ, tăng ni, phật tử phối hợp với đoàn viên thanh niên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trồng hàng nghìn cây sao, gõ đỏ, giáng hương,… tại huyện Long Điền và TP. Vũng Tàu. Đồng thời, thực hiện thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, làm sạch bờ bãi biển tại 2 địa phương này.

Mô hình đã tạo được tiếng vang lớn, góp phần tạo mối quan hệ mật thiết giữa chính quyền, lực lượng vũ trang với GHPGVN các cấp. Từ đó, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức, trách nhiệm BVMT, thích ứng biến đổi khí hậu của các tổ chức, cá nhân; thúc đẩy phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường”; khuyến khích các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo ủng hộ, tăng cường sử dụng, khai thác các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, hướng tới cuộc sống xã hội hài hòa với thiên nhiên, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

Hay mô hình “Không vứt rác bừa bãi, dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ, bàn ghế trong chùa tránh làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm tại chùa” và mô hình “nói không với túi nilon”… đã được hầu hết các cơ sở tôn giáo thực hiện và mang lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao nhận thức của tăng ni, phật tử về bảo vệ môi trường, nhất là trong việc phân loại rác tại nguồn nhằm xây dựng cơ sở tôn giáo xanh - sạch - đẹp, văn minh; chung tay tạo cho môi trường sống của người dân trên địa bàn tỉnh thêm an toàn, hướng tới hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

a3.-tg-br-vt.jpg
Đoàn viên thanh niên cùng tham gia thu gom rác thải, vệ sinh môi trường, làm sạch bờ biển

Đồng hành cùng sự phát triển

Thượng tọa Thích Nhuận Nghĩa cho hay: Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện các mục tiêu hướng tới “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”, Phật giáo cũng hòa cùng dòng chảy đó, để góp phần vào công cuộc chung xây đất nước phồn vinh, xã hội văn minh, nhân dân an cư lạc nghiệp.

Theo đó, trong thời gian tới, GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục chú trọng nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các tổ chức Phật giáo, tăng ni, phật tử đối với đời sống xã hội. Trong đó, sẽ tập trung hưởng ứng nhiều phong trào thi đua yêu nước như: đền ơn đáp nghĩa, cứu trợ đồng bào nghèo, xây dựng nhà tình thương…

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu đã ký kết với MTTQ Việt Nam và ngành TN&MT; tăng cường tuyên truyền, vận động tăng ni, phật tử xóa bỏ những tập quán, thói quen sinh hoạt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm tăng biến đổi khí hậu; khuyến khích các phật tử sử dụng các loại túi bằng vật liệu thân thiện với môi trường, bỏ rác thải đúng nơi quy định không xả bừa bãi ra môi trường, giữ gìn cảnh quan đường làng, ngõ xóm.

Đồng thời, GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng, nhân rộng những mô hình bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hay tới nhiều cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, Giáo hội tổ chức các khóa tu cho thanh thiếu niên con em gia đình phật tử để giáo dục, định hướng cho giới trẻ về những giá trị đạo đức truyền thống và lối sống tích cực, lành mạnh, đặc biệt là ý thức, thái độ trong việc bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường, vì đây là thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất