| Hotline: 0983.970.780

Nước sạch, xây rồi đắp chiếu!

Thứ Tư 01/10/2014 , 09:27 (GMT+7)

Quảng Ngãi có 496 công trình nước sinh hoạt nông thôn, trong đó có 204 hoạt động bình thường, 148 đã "khai tử", còn lại "ốm dặt ốm dẹo". 

Đó là chưa kể nhiều công trình xây mãi mà chưa biết bao giờ mới xong.

Theo kết luận thanh tra của UBND tỉnh Quảng Ngãi, trong 496 công trình thì 340 công trình do UBND xã làm chủ đầu tư thuộc 106 xã, phường của 13 huyện, TP với tổng kinh phí đầu tư 278 tỷ đồng. Quá trình đầu tư xây dựng, phát hiện 107 công trình vi phạm với kinh phí 1,6 tỷ đồng.

Mỏi mòn đợi nước sạch

Nhắc đến nước sạch, người dân sống dọc Tỉnh lộ 627 của hai xã Hành Đức, Hành Trung của huyện Nghĩa Hành lại thêm bực mình. Nguyên nhân là năm 2003, phát hiện nguồn nước ở đây đã hôi lại nhiễm phèn, tỉnh liền đầu tư công trình cấp nước sạch với kinh phí 2 tỷ đồng.

“Hồi đó nhà máy lọc nước được xây lên, bà con mừng lắm, vì nghe nói dùng nước phèn lâu ngày, dễ bị bệnh nên ai cũng sợ. Vậy mà 11 năm rồi, cái nhà máy đó vẫn chưa cho một giọt nước sạch nào, báo hại hàng ngày chúng tôi vẫn phải mang can đi xin hoặc mua nước bình”- vừa nói bà Bảy Lan, ở xã Hành Đức vừa chỉ vào hai can nhựa to tướng dùng để đi xin nước phục vụ nấu ăn, uống; còn tắm rửa, giặt giũ thì gia đình bà vẫn phải dùng nước giếng bị phèn “vàng như nghệ”.

Cùng cảnh ngộ, hơn 500 hộ dân hai thôn Hòa Phú và Thu Xà của xã Nghĩa Hòa cũng bấm bụng sống chung với nước nhiễm phèn, mặn, lại đặc quánh mùi hôi.

“Nhìn bằng mắt thường, nước chỉ có màu vàng đục, hơi tanh nên cũng không sợ lắm. Nhưng uống vào mồm thì kinh hồn”, nói đoạn, ông Nguyễn Phu, thôn Thu Xà liền lấy nước giếng đun sôi, rồi chế bình trà đậm đặc để…thử nghiệm. Quả thật, trà chưa kịp dậy mùi thì nước đã chuyển màu tím đậm, tanh nồng.

Ông Phu chậm rãi bảo: “Nước nó thế này, đến tắm giặt chúng tôi còn sợ huống hồ ăn, uống”. Vậy là để bảo vệ mình, cứ 2-3 ngày, ông Phu lại hì hục đạp xe với lỉnh kỉnh can, bình đi xin nước. “Mấy nhà khá giả thì họ mua nước bình dùng. Chứ quanh năm suốt tháng đi xin như tôi cũng phiền lắm”, ông Phu buồn bã.

Hy vọng để rồi... thất vọng

Cùng với hai địa phương trên, hiện rất nhiều công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị chết yểu, vừa lãng phí tiền của, vừa gây bức xúc dư luận xã hội. Và không biết phải đợi đến bao giờ, những công trình tiền tỷ ấy mới có cơ hội hoạt động?

Bà Bảy Lan cũng như người dân sống dọc Tỉnh lộ 627 của hai xã Hành Đức, Hành Trung vẫn hy vọng rằng, dù đánh mất niềm tin vào cái “công trình 11 năm ấy” nhưng khi biết nước sạch là một tiêu chí NTM, họ lại mừng khấp khởi. “Biết đâu nhờ xây dựng NTM mà nó được sửa, rồi lọc được nước sạch”, bà Lan nói.

Đó chỉ là phỏng đoán của người dân, còn theo Phó Chủ tịch UBND xã Hành Đức, ông Nguyễn Sĩ Hải: “Hiện giờ, công trình chỉ còn là đống sắt vụn ngoài ngôi nhà và 2 trạm biến áp. Thế nên để khắc phục, cũng như hoàn thành tiêu chí nước sạch trong xây dựng NTM, chỉ chờ cấp trên đầu tư sửa chữa chứ xã thì chịu, không biết lấy đâu ra kinh phí”.

Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, công trình nước sạch này từng được UBND huyện Nghĩa Hành sửa chữa vào năm 2010 với kinh phí gần 1 tỷ đồng nhưng nó chỉ hoạt động đúng 1 lần, rồi nghỉ luôn tới nay. Nguyên nhân, theo ông Nguyễn Sĩ Hải là “cũng không biết vì sao”.

Còn tại xã Nghĩa Hòa vào năm 2004, công trình nước sạch Hà Hòa cũng được thi công. Đến cuối năm 2005 hoàn thành các hạng mục gồm: Giếng, trạm bơm, trạm xử lý nước, trạm biến áp và hệ thống đường ống chính rồi để đó…đợi vốn.

Mãi đến năm 2008, đường ống nội bộ được lắp thì các thiết bị cũ đã hư hỏng. Và với kiểu đầu tư thi công “cắt khúc” như thế nên đến giờ, công trình cấp nước sạch này vẫn… khô roong.

Xem thêm
Không cấp 'sổ đỏ' phải nói rõ lý do cho công dân

Nếu cơ quan chức năng không cấp 'sổ đỏ' cho công dân, trong thời gian giải quyết phải trả lời cụ thể, rõ ràng nêu rõ lý do cho công dân được biết.

Hàng loạt nhà thuốc đóng cửa bất thường: Thuốc thiếu hóa đơn, cửa hàng không phép!

HẢI DƯƠNG Các quầy thuốc, nhà thuốc đóng cửa, phải dỡ cả biển là nhà thuốc '3 không': Chứng chỉ hành nghề, Giấy phép đăng ký kinh doanh và đạt chuẩn GPP do Sở Y tế cấp.

Vi phạm tại Công ty Khai thác Công trình Thủy lợi Ninh Bình

Công ty Khai thác Công trình Thuỷ lợi Ninh Bình để xảy ra nhiều tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực tài chính, đầu tư xây dựng, quản lý các hồ chứa...

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện

Phong trào thi đua yêu nước tại Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường đạt kết quả nổi bật, góp phần xây dựng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh.

Ca sĩ An Ngọc góp tiền xoá nhà tạm cho 5 hộ nghèo quê lúa

An Ngọc yêu nông sản - thương hiệu kết nối nông sản do ca sỹ An Ngọc xây dựng đã chung tay xóa 5 nhà tạm cho các hộ nghèo ở Thái Bình.