Người dân khóc thương tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thứ Sáu 26/07/2024 , 08:53 (GMT+7)Sau khi nhân dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều người đã không cầm được nước mắt xúc động trong giây phút tiễn biệt.

Chiều 25/7, nhân dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Nhiều người phải chờ đến tối mới tới lượt vào viếng nhưng xếp hàng rất ngay ngắn, trật tự, bước đi với tình cảm đặc biệt dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Mặc dù những hàng người dài đến cả cây số nhưng rất trật tự, ổn định và tuân thủ sự hướng dẫn của lực lượng chức năng, tình nguyện viên.

Từ những em bé chỉ mới vài tuổi đến những cụ già, từ các bạn trẻ đến các phật tử tại các chùa, từ phụ nữ đến nam giới... tất cả đều chung một niềm xúc động, niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngay cả những cụ già, người tàn tật dù gặp khó khăn trong việc đi lại vẫn cố gắng đến Nhà tang lễ Quốc gia để thắp nén hương đưa tiễn Tổng Bí thư lần cuối.

Trong dòng người vào viếng, nhiều giọt nước mắt đã rơi xuống. Không ai bảo ai, tất cả mọi người đều tự giác xếp hàng thật ngay ngắn, trang nghiêm...

Theo yêu cầu, người dân khi trực tiếp đến viếng cần mang theo căn cước công dân có gắn chip hoặc điện thoại cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR, làm các thủ tục tại các điểm trực chốt để vào viếng. Sau khi hoàn tất thủ tục, người dân sẽ tuân thủ theo sắp xếp của bộ phận an ninh để vào viếng.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7h đến 22h ngày 25/7/2024 và từ 7h đến 13h ngày 26/7/2024.

Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13h ngày 26/7/2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.

Các tuyến đường cấm/hạn chế phục vụ Quốc tang chiều 26/7: Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Hàng Khay, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (đoạn từ Cửa Nam đến Trần Phú), Trần Phú, Sơn Tây (đoạn từ Trần Phú đến Kim Mã), Kim Mã, Đào Tấn (đoạn từ Kim Mã đến Liễu Giai), Liễu Giai (đoạn từ Đào Tấn đến Kim Mã), Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn từ Phạm Hùng đến Lê Quang Đạo), Lê Quang Đạo, Lê Đức Thọ, Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Trần Vỹ đến Nguyễn Cơ Thạch).
tin liên quan

Đại lễ Vesak 2025 vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững
Đại lễ Vesak 2025 mang thông điệp có ý nghĩa sâu sắc trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức như xung đột, bất bình đẳng...

Làng nghề dệt đũi chuyên làm sản phẩm cho các nguyên thủ
Đũi của làng dùng để may áo dài, quần áo nam, cà vạt…được nhiều nguyên thủ quốc gia, phu nhân các nguyên thủ thế giới ưa thích.

Các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sáng 5/5, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Non nước Tuyên Quang hút hồn du khách
Tuyên Quang trở thành điểm hẹn của hơn 150 nghìn du khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, mở đầu ấn tượng cho Năm du lịch Tuyên Quang 2025.

Xá lợi Đức Phật đến Việt Nam
TP.HCM Xá lợi Đức Phật đã đến Việt Nam, bắt đầu hành trình tâm linh trọng đại trong 20 ngày Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025, tổ chức tại TP.HCM.

Hàng trăm ngàn du khách đổ về Huế nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Đông đảo người dân, du khách đã chọn TP Huế để tham quan và nghỉ dưỡng dịp đại lễ 30/4 - 1/5. Tổng doanh thu du lịch ước tính trên 600 tỷ đồng.