| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà khá giả

Thứ Năm 14/11/2019 , 09:31 (GMT+7)

Cát Bà và Thủy Nguyên được xem là 2 nơi nuôi cá lồng bè lớn của Hải Phòng. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc nuôi cá lồng cung cấp cho thị trường trong nước và bán sang Trung Quốc mang lại cuộc sống khấm khá, ấm no.

Tại Vịnh Cát Bà, huyện Cát Hải hiện nay có khoảng 10.000 lồng, bè với khoảng trên 400 hộ dân tham gia nuôi, thả cá lồng. Nhờ vậy mà nhiều người có của ăn của để, trong đó, có hộ mỗi năm trừ chi phí lãi khoảng 500-700 triệu đồng.

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn thức ăn tự nhiên phong phú nên chất lượng cá nuôi ở đây rất tốt, được người tiêu dùng đánh giá cao. Tuy nhiên, các loài cá có thể xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như song chấm, song loại… ngày càng ít đi, người dân chuyển dần sang các loài cá cho năng suất cao như cá song lai, cá vược hoặc các loại cá tạp…

Vịnh Cát Bà có khoảng 10.000 lồng cá, với hơn 400 hộ tham gia nuôi cá. Những người nuôi cá lồng, bè trên vịnh Cát Bà ăn ở sinh hoạt luôn trên bè. Những vấn đề thiết yếu như điện, sóng điện thoại…. đều có đầy đủ. Có những người ở cả năm trời, tết nhất mới về nhà
Gia đình ông Đinh Như Đang là 1 trong những hộ nuôi cá lồng số lượng lớn nhất tại Cát Bà. Phụ giúp việc nuôi cá cho ông Đang từ 6-7 người. Mỗi năm lượng cá gia đình ông cung cấp cho thị trường khoảng 15 tấn. Sau khi trừ các chi phí gia đình ông Đang vẫn lãi từ 500-700 triệu đồng/1 năm
Theo ông Đang, tuy nuôi nhiều cá nhưng loài cá có thể xuất khẩu sang Trung Quốc khá ít như cá song chấm, cá song loại…  Với cá song chấm, hiện tại ngư dân chưa gây được giống, kích thước bé hơn loại cá song khác và thường chậm lớn
Thương lái Trung Quốc mua cá song chấm cũng rất kĩ tính. Thường chỉ mua loại từ 0,5-1kg. Lớn hơn họ thường không mua hoặc mua giá rẻ. Hiện tại, người dân nuôi loài cá này ngày càng ít dần. Hộ nuôi nhiều cá như gia đình ông Đang cũng chỉ nuôi khoảng 2 tấn cá song chấm
Cá song xuất bán sang thị trường Trung Quốc thường được người dân Cát Bà đem trực tiếp sang Trung Quốc để bán. Hoặc cũng có thương lái sang tận Bãi Cháy (Quảng Ninh) để thu mua
Hiện nay, người dân nuôi cá lồng, bè ở Cát Bà dần chuyển sang các loại cá khác như: song lai, cá vược hoặc các loại cá tạp. Cá song lai thường lớn nhanh, trọng lượng có thể lên đến vài chục kg. Loài cá này chưa thể xuất khẩu nhưng giá cả cũng khá cao, từ 200-400 nghìn đồng/1kg
Lưới dùng để nuôi cá biển lồng bè của người dân bình thường rất nhanh bám các chất cặn bã, thức ăn thừa của cá, chất phù du, rong rêu có trong nước, nên những người nuôi cá phải thường xuyên thay lưới và giặt rửa lưới cho sạch
Nuôi cá bán sang thị trường Trung Quốc hoặc cung cấp trong nước mang lại cuộc sống ấm no cho người dân. Tuy nhiên do mật độ dày, lượng thức ăn dư thừa từ các lồng cá và trực tiếp từ con người (trên 1.000 người sống trực tiếp trên vịnh) rất lớn. TP Hải Phòng đã có chủ trương đưa giảm lồng bè trên vịnh tuy nhiên chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân.

Xem thêm
Tăng sức 'đề kháng' cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh

Lead: Bản tin NN&MT tối 23/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật: Tăng sức ‘đề kháng’ cho ngành chăn nuôi trước dịch bệnh; Việt Nam nỗ lực vì môi trường bền vững; Tây Ninh tạo đột phá với chăn nuôi công nghệ cao… Mời quý vị cùng theo dõi!

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Chuẩn bị mọi kịch bản 'ứng phó' với hoàn lưu bão số 3

Sơn La Ông Nguyễn Thành Công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp, giải pháp ứng phó hoàn lưu bão số 3.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất