Nghệ An: Lan toả mô hình bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản ở huyện biên giới Tương Dương
Thứ Ba 24/05/2022 , 16:05 (GMT+7)(TN&MT) - Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản tại các khe suối, nhiều xã như Lưu Kiền, Tam Hợp, Tam Thái, Tam Quang…tại huyện biên giới Tương Dương (Nghệ An) đã có những mô hình bảo tồn và đem lại hiệu quả cao, góp phần bảo vệ môi trường, tạo đà phát triển du lịch sinh thái.
Suối Chà Lạp bắt nguồn từ nước bạn Lào, đoạn chảy qua xã Tam Hợp dài gần 30km. Từ xưa đến nay, Chà Lạp đươc coi là “đại bản doanh” của những chú cá mát cũng như nhiều loại cá khác.
Thế nhưng, do những năm trước người dân đánh bắt quá mức theo hình thức “tận diệt” bằng các phương tiện như kích điện hoặc nổ mìn khiến cho cá mát gần như cạn kiệt, khe suối gần như vắng bóng loại cá đặc sản này.
Trước nguy cơ cạn kiệt nguồi lợi thủy sản, đặc biệt là loại cá mát, tháng 12/2018, HĐND xã Tam Hợp đã thông qua đề án bảo tồn nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Đề án quy định những phương tiện, ngư cụ được phép sử dụng khai thác thủy sản phải theo quy định tại Thông tư số 02 của Bộ NN&PTNT.

Biển cấm đánh bắt cá bên suối Chà Lạp, xã Tam Hợp (Tương Dương)
Theo đó, nghiêm cấm trong hoạt động khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện và các phương tiện có tính hủy diệt khác. Người ngoài địa phương vào đánh bắt cá trong xã Tam Hợp sẽ bị trục xuất ra khỏi địa bàn. Đối với các hộ dân trong địa bàn xã, nguồn thủy sản thuộc về toàn dân, những trường hợp đánh bắt thủy sản trái với quy định như: dùng kích điện, thuốc nổ sẽ bị tịch thu dụng cụ và xử phạt hành chính…

Sau hơn vài năm thực hiện đề án, hiện nay, người dân trên địa bàn đã tự giám sát và đẩy đuổi những người ở địa phương khác đến đánh bắt cá. Đàn cá mát theo dòng nước lại về trên dòng Chà Lạp sinh sôi. Dọc suối Chà Lạp những đoạn cấm đánh bắt cá phát triển rất nhanh, mỗi mét vuông mặt nước ước khoảng trên 20 con. Không những cá mát mà các loại cá pộp, cá lăng, cá lệch… cũng hồi sinh.

Hàng năm chính quyền sẽ tổ chức cho bắt cá 1 lần để chia đều cho người dân cùng hưởng
Còn tại xã Lưu Kiền, theo ông Vang Kiên Cường – Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Lưu Kiền cũng bắt đầu triển khai thực hiện mô hình bảo tồn cá tại suối Nậm Khiên, đoạn chảy qua địa bàn xã. Mô hình bắt đầu triển khai từ cuối năm 2020.8

Việc bắt cá cũng chỉ được bắt bằng lưới
Theo đó, nghiêm cấm khai thác thủy sản bằng hóa chất độc hại, chất nổ, xung điện và các phương tiện có tính hủy diệt khác. Nguồn thủy sản thuộc về toàn dân, những trường hợp đánh bắt thủy sản trái với quy định như: dùng kích điện, thuốc nổ sẽ bị tịch thu dụng cụ và xử phạt hành chính. Ngoài ra, các bản thành lập khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo từng khúc suối cụ thể; cắm biển báo cho người dân được biết. Đến nay, lượng cá sinh sôi rất nhiều, đợt tết vừa rồi xã có cho tổ chức đánh bắt một lần được rất nhiều cá. Cá được chia đều cho người dân đưa về sử dụng, ai cũng vui mừng, phấn khởi.

Do bảo vệ được nên lượng cá phát triển nhanh, ngày càng nhiều về số lượng
Ông Lô Khăm Kha – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tương Dương, cho biết thêm: "Mô hình “Nhân dân bảo vệ nguồn lợi thủy sản” tại xã Tam Hợp vừa tái tạo nguồn lợi thủy sản, các loại cá quý hiếm như cá mát, cá chạch, cá lấu,.. vừa xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, có nhiều khách du lịch đến tham quan, học hỏi mô hình. Hiện nay, mô hình này đang được nhân rộng ra các địa phương trên toàn huyện học tập, như: xã Tam Thái cấm đánh bắt thủy sản khu vực du lịch sinh thái bản Đọoc Búa với chiều 1,5 km; xã Lưu Kiền cấm đánh bắt thủy sản tại khu du lịch sinh thái Khe Kiền với tổng chiều dài 1 km…".



Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản là mô hình dân vận khéo tại xã Tam Hợp

Mô hình vừa tái tạo nguồn lợi thủy sản, các loại cá quý hiếm như cá mát, cá chạch, cá lấu,.. vừa xây dựng mô hình du lịch sinh thái gắn với bảo vệ môi trường và có sức lan toả sang các xã lân cận

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống
(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy
![[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/baotainguyenmoitruong.vn/2023/08/31/anh-dai-dien.jpg)
[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.